Vẫn còn khó khăn trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Chế tài có sao vẫn khó triển khai? | |
Đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý đạt chuẩn |
Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-HĐND về giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban Đô thị - HĐND Thành phố Hà Nội đã tiến hành giám sát tại các đơn vị, quận, huyện, thị xã; đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt…
Vừa qua, Ban Đô thị đã có buổi làm việc với 3 huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, đại diện UBND các huyện khẳng định, hiện nay công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các huyện vẫn còn nhiều vướng mắc.
Theo thông tin của UBND huyện Thường Tín, thực hiện quá trình đảm bảo vệ sinh môi trường, huyện đã tiến hành kiểm tra, xử lý công tác thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện, tập trung kiểm tra các hành vi vi phạm, bên cạnh đó giám sát công tác duy trì vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên khi thực hiện, huyện đã nảy sinh các vấn đề như thiếu khối lượng công việc thu gom rác, khối lượng duy trì vệ sinh ngõ, xóm; đối với ngõ, xóm từ 2m trở lên, hồ sơ thầu chỉ đạt 36% so với khối lượng thực tế. Các ngõ từ 2m trở xuống không được tính vào khối lượng mời thầu nhưng trên thực tế vẫn phải thực hiện thu gom rác để đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường, từ đó nảy sinh nhiều bất cập.
Đoàn giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở 3 huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên |
Bên cạnh đó, theo phân luồng của Thành phố, Thường Tín được phép vận chuyển rác về khu xử lý chất thải là 140 tấn/ngày. Với địa bàn rộng và dân cư đông, số lượng trên là không đáp ứng đủ nhu cầu lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn huyện.
Do đó, để quản lý chất thải rắn hiệu quả, UBND huyện Thường Tín kiến nghị Thành phố hướng dẫn nguồn kinh phí để thanh toán khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm, vận chuyển rác với khối lượng đã thực hiện để thanh toán cho liên danh nhà thầu. Tiếp đó, huyện cũng mong muốn Thành phố sớm cho phép bổ sung khối lượng thu gom rác ngõ xóm theo khối lượng thực tế còn thiếu trong gói thầu. Ngoài ra sớm có kế hoạch tiếp nhận rác tồn trên địa bàn huyện, nâng chỉ tiêu phân luồng xử lý rác của huyện lên 180 tấn/ngày.
Tương tự tình trạng trên, huyện Phú Xuyên và Thanh Trì còn gặp vấn đề trong việc tập kết rác thải gây phát sinh chi phí đến khu xử lý tập trung của Thành phố. Bên cạnh đó, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh có đăng kí kinh doanh nhưng trên thực tế không sản xuất, kinh doanh hoặc đã ngừng hoạt động gây khó khăn cho việc thu giá.
Về phía doanh nghiệp dịch vụ, Liên danh Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Thanh Trì và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Minh Quân (huyện Thanh Trì) phản ánh khó khăn nổi bật hiện nay của các doanh nghiệp làm dịch vụ thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện là chậm được thanh toán nguồn kinh phí.
Trên cơ sở đó, các đơn vị đề nghị Thành phố sớm ban hành bộ đơn giá duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thay thế bộ đơn giá tại Quyết định số 6841/QĐ – UBND ngày 13/12/2016, Quyết định 3599/QĐ-UBND ngày 17/7/2018, Văn bản 5293/UBND – KT ngày 30/10/2018 để thực hiện từ năm 2019 đảm bảo tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành (tiền lương, nhiên liệu,…); tiến hành bù chênh lệch đơn giá các hạng mục duy trì vệ sinh môi trường do thay đổi yếu tố đầu vào; giao chỉ tiêu thu giá phí dịch vụ vệ sinh môi trường trên cơ sở dân số thường lưu trú tại địa phương sau khi đã trừ số dân đi làm ăn xa.
Huyện Phú Xuyên cũng đề nghị Thành phố quan tâm giải quyết vấn đề ô nhiễm dòng sông Nhuệ từ phía thượng nguồn và thực trạng xử lý chất thải của công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa gây ô nhiễm môi trường.
Ghi nhận kiến nghị từ các sở, ban, ngành địa phương, Trưởng Ban Đô thị Nguyễn Nguyên Quân đề nghị các huyện bổ sung chi tiết hơn về kết quả đạt được, vướng mắc gặp phải để đoàn trao đổi thẳng thắn với các sở, ngành. Đồng thời, ông Nguyễn Nguyên Quân khẳng định, đối với buổi làm việc, đoàn sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến, đặc biệt là những vấn đề trọng tâm và tiến hành làm việc với lãnh đạo sở, ngành để có những giải pháp trước mắt và lâu dài.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04