Quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Chế tài có sao vẫn khó triển khai?
TP.HCM phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn như thế nào? | |
Khánh thành nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại Sóc Sơn |
Nhiều vi phạm
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 4/2019, các địa phương có số lượng CTR sinh hoạt phát sinh nhiều là Hà Nội (6.500 tấn/ngày), Thanh Hóa (2.246 tấn/ngày), Hải Phòng (1.715 tấn/ngày), Bắc Ninh (870 tấn/ngày… Trong khi đó, tỷ lệ thu gom hiện nay tại khu vực nội thành của các đô thị trung bình chỉ đạt khoảng 85,5% và tại khu vực ngoại thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng phát sinh. Đáng lo ngại hơn cả, hiện tỷ lệ thu gom tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40 - 55% so với lượng phát sinh.
Nạn xả bỏ CTR sinh hoạt bừa bãi tại các bãi đất trống, khu vực xa khu dân cư đang là vấn đề nhức nhối trên địa bàn Hà Nội |
Quanh vấn đề này, hiện có không ít bất cập đã được chỉ ra. Cụ thể như: Công nghệ xử lý CTR hiện nay chủ yếu là chôn lấp; rác chưa được phân loại tại nguồn; kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu dựa vào ngân sách tại các địa phương. Trong khi đó, mức thu phí vệ sinh hiện nay còn rất thấp nên chỉ bù đắp một phần chi phí thu gom, vận chuyển…
Khách quan nhìn nhận, thời gian qua Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp để giải quyết vấn nạn rác thải nhưng tình trạng người dân xả bỏ, tập kết không đúng nơi quy định vẫn còn tồn tại. Cụ thể, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm tại ngách 47/142 (Cổ Nhuế)… hiện một số khu đất trống nơi tập kết đủ loại CTR từ nhành cây vừa mới đốn hạ, xà bần, chiếu nệm cũ cho đến cả rác sinh hoạt.
Theo quan sát tại đây, các loại CTR sinh hoạt đều có kích thướt lớn, nặng... người dân phải trả thêm tiền thì nhân viên thu gom rác mới chở đi. Vì vậy để không tốn thêm chi phí, một bộ phận thiếu ý thức đã chọn cách xả ra các bãi đất trống.
Tương tự, tại chân cầu Long Biên hiện cũng đang tồn tại một bãi rác tự phát sau chợ. Chỉ cần đứng trên cầu Long Biên nhìn xuống, nhiều người dễ tưởng nhầm đây là nơi tập kết CTR sinh hoạt của cả một khu dân cư. Đáng chú ý, tình trạng xả CTR sinh hoạt bừa bãi, bất chấp việc có biển cấm đã tồn tại nhiều năm nay không chỉ khiến nhân viên môi trường vất vả, mệt mỏi mà còn khiến người dân sống gần nơi tập kết bức xúc vì môi trường ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động quản lý chất thải nói chung; các Bộ: Xây dựng, Y tế và GTVT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về môi trường trong phạm vi, lĩnh vực ngành quản lý. Trách nhiệm cụ thể của từng bộ được quy định trong các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật. Tuy nhiên, các văn bản dưới luật như Nghị định số 36/2017/NĐ-CP, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định 38/2015/NĐ-CP… lại đang có sự phân đoạn và không rõ ràng trong phân công chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về CTR; chưa quy định, phân luồng quản lý CTR một cách thống nhất; giao trách nhiệm cho nhiều Bộ, ngành khác nhau hướng dẫn việc thực hiện. Để thực hiện phương án thống nhất quản lý nhà nước về CTR, Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện đang tích cực phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, đề xuất trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan. Quanh vấn đề này nhiều ý kiến cho rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm tiến hành rà soát lại các quy hoạch về quản lý CTR; đề ra các chế tài để hạn chế các sản phẩm CTR gây nguy hại đến môi trường; tổ chức các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về quản lý, thu gom, phân loại CTR tại gia đình và cộng đồng... |
Bắt đầu từ ý thức
Trước tình trạng tập kết rác, chất thải rắn (CTR) sinh hoạt bừa bãi, rõ ràng công tác quản lý CTR đang còn gặp những khó khăn nhất định. Cụ thể, quanh vấn đề này còn đang thiếu quy định chi tiết đối với một số chất thải đặc thù. Việc phân công, phân nhiệm trong quản lý chất thải còn chồng chéo và nhiều lỗ hổng dẫn đến khó thống nhất trong quản lý nhà nước về CTR…
Ví dụ, theo tìm hiểu hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang là đơn vị được giao quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhưng một số nội dung về: Hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR sinh hoạt; phương pháp lập, quản lý chi phí và phương pháp định giá dịch vụ xử lý CTR sinh hoạt; công bố định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt; suất vốn đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR… lại được giao Bộ Xây dựng thực hiện.
Chia sẻ thêm về những chồng chéo, bất cập về vấn đề này, tại hội thảo “Quản lý nhà nước về chất thải rắn” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết: Mặc dù tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại nước ta tăng lên nhưng do lượng thải phát sinh lớn, năng lực thu gom còn hạn chế, cùng với ý thức chưa được nâng lên, khiến tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu.
Trong khi đó, quản lý CTR là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, tiềm ẩn nguy cơ an ninh trật tự. Do đó, việc đề xuất được mô hình thống nhất quản lý CTR cũng như giải pháp quản lý công nghệ xử lý CTR nhằm kiểm soát, giải quyết có hiệu quả… là thách thức mà ngành tài nguyên và môi trường đang đối diện.
Trở lại câu chuyện CTR trên địa bàn Hà Nội, theo ước tính mỗi ngày địa bàn phát sinh hàng nghìn tấn rác thải bao gồm rác sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng, bùn đất thải trong quá trình hoạt động sản xuất... Đáng chú ý, trong khi các ngành chức năng đều xác định rác thải cũng là một dạng tài nguyên thì phần lớn thứ tài nguyên này lại bị lãng phí qua cách xử lý chôn lấp.
Một nghịch lý khác, việc phân loại rác thải tại nguồn đã manh mún xuất hiện từ hàng chục năm trước, nhưng thực tế thì lực lượng “đồng nát, ve chai” lại đang là trụ cột giúp… phân loại các thứ rác này. Thực tế cho thấy, phân loại rác tại nguồn có lợi ích vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động phân loại rác thành rác thải hữu cơ, rác thải tái chế… ngay tại nguồn có thể đưa một lượng không nhỏ rác tái chế trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, một lượng lớn rác hữu cơ có thể chế biến thành phân bón thay vì tất cả đều chôn lấp như hiện tại.
Như vậy, có thể nói việc nâng cao ý thức người dân trong việc phân loại xử lý rác thải tại nguồn là yếu tố quan trọng để giải quyết tận gốc vấn đề rác thải của Hà Nội cũng như các TP trong cả nước. Nói cách khác, nếu mỗi người dân đều có trách nhiệm với vấn đề liên quan sẽ góp phần giải quyết nạn CTR sinh hoạt tồn đọng.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01