Ước mơ trở thành luật sư của cô gái dân tộc Mông 3 lần bị “kéo vợ”

(LĐTĐ) Khi bố hỏi: “Con có muốn không?”, Sùng Thị Sơ bật khóc nức nở: “Bố cứu con, con không muốn đâu, con muốn được về nhà”. Những lời cầu cứu trong lần thứ 3 bị kéo về nhà một chàng thanh niên lạ làm vợ đến bây giờ Sơ vẫn không thể quên...
Người “giữ hồn” văn hóa dân tộc Mông ở cao nguyên trắng Bắc Hà Về Hoà Bình xem lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông Chàng trai người Mông “thắp lửa” du lịch cộng đồng

Sùng Thị Sơ sinh năm 2002, là một cô gái dân tộc Mông lớn lên tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Gia đình đông anh em, khó khăn nhưng cô không ngừng phấn đấu, vươn lên. Hiện tại, Sùng Thị Sơ sắp hoàn thành năm thứ 4 trường Đại học Luật Hà Nội. Không chỉ có thành tích học tập tốt, Sùng Thị Sơ còn tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động ngăn ngừa tảo hôn, kêu gọi các cô gái trẻ biết bảo vệ mình và chống lại các hủ tục lạc hậu. Sau đây là cuộc trò chuyện của phóng viên (PV) với bạn Sùng Thị Sơ.

Ước mơ trở thành luật sư của cô gái dân tộc Mông 3 lần bị “kéo vợ”
Sùng Thị Sơ sắp hoàn thành năm 4 trường Đại học Luật Hà Nội.

PV: Thời gian qua, câu chuyện về 3 lần thoát khỏi việc bị “kéo vợ” của Sùng Thị Sơ khiến nhiều người cảm phục. Bạn có thể chia sẻ thêm về câu chuyện của mình?

Sùng Thị Sơ: Tục “kéo vợ” vốn là nét đẹp văn hóa, thể hiện tự do hôn nhân, mưu cầu hạnh phúc của những đôi trai gái yêu nhau nhưng bị ngăn cản, ràng buộc bởi sính lễ. Tuy nhiên, tập tục hiện nay đang bị biến tướng, khiến nhiều cô gái trẻ đang tuổi đến trường bỗng dưng thất học, phải lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn.

Bản thân tôi đã trải qua 3 lần bị “kéo vợ”, lần nào nghĩ lại cũng khiến mình ám ảnh. Lần đầu tiên diễn ra vào năm tôi học lớp 8, còn lần thứ hai thì chỉ cách đúng 1 ngày trước khi nhập học lớp 10, và lần thứ 3 là thời điểm ôn thi tốt nghiệp Trưng học phổ thông Quốc gia. Trong đó, ở lần thứ 3 là lần tôi không thể quên nhất.

Khoảng tháng 5/2020, khi đang ở nhà học, có một thanh niên lạ đến rủ đi chơi nhưng tôi từ chối. Thấy không ai ở nhà, thanh niên này cùng một người nữa kéo tôi lên xe máy. Tôi bị lấy điện thoại, kẹp giữa hai người, không thể vùng vẫy, phản kháng. Tối hôm đó, tôi bị bắt phải ngủ cùng người lạ nhưng tôi đã giằng co, phản kháng quyết liệt.

Sáng hôm sau, khi nghe mẹ thanh niên này nhắc đến chuyện xuống ruộng phun thuốc, tôi đã xin để được đi cùng và năn nỉ để được trả lại điện thoại. Lúc đấy, biết đây là cơ hội duy nhất để trốn thoát, tôi đã gọi cho bố và bố hỏi: “Con có muốn hay không?”, tôi khóc nức nở: “Bố ơi cứu con, con không muốn đâu, con muốn được về nhà”. Bố tôi đã đứng ra nói chuyện với gia đình họ thì đến lúc đó bạn nam kia mới quyết định chở tôi về nhà.

Ước mơ trở thành luật sư của cô gái dân tộc Mông 3 lần bị “kéo vợ”
Không chỉ có thành tích học tập tốt, Sùng Thị Sơ (ở giữa) còn tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội.

PV: Cảm xúc của bạn trước những định kiến, lời dị nghị của dân làng khi bị “kéo vợ” tới 3 lần mà vẫn chưa lấy chồng?

Sùng Thị Sơ: Hàng xóm nói ra nói vào nhiều lắm, người ta bảo tôi lấy chồng đi, 3 lần bị kéo như thế rồi còn từ chối làm gì. Với họ, trước sau gì cũng phải lấy chồng, học cao cũng vô ích. Thực ra, khi bắt đầu đi học cấp hai rồi cấp ba, tôi đã bị mọi người soi mói, có một cái nhìn tiêu cực và không mấy ủng hộ. Bởi vì chưa có một đứa con gái nào ở bản, đi học đến cấp ba hết, thậm chí là đại học. Chưa kể là bị “kéo vợ” tới 3 lần.

Khoảng thời gian ấy không chỉ kinh khủng đối với tôi mà cũng rất kinh khủng đối với bố mẹ tôi nữa. Bố mẹ tôi mới là người chịu tổn thương nhất trong những lần mà tôi trốn thoát, cũng như trước những lời dị nghị của dân làng. Tuy nhiên, đây cũng chính là động lực lớn với tôi. Mặc kệ mọi người nói gì, mình hãy cứ sống vì mình thôi và đừng quá quan tâm đến lời người khác nói.

PV: Việc trải qua 3 lần bị “kéo vợ” tác động như thế nào đến việc bạn lựa chọn theo học ngành luật?

Sùng Thị Sơ: Lý do mà tôi lựa chọn theo học ngành luật vì muốn có những kiến thức về pháp luật để bảo vệ bản thân mình cũng như những người xung quanh mình. Sau khi trải qua 3 lần bị “kéo vợ” như vậy, tôi biết hành vi của họ đã trái pháp luật rồi, nhưng lúc đó lại không có sự hiểu biết nhất định nào để có thể đưa họ ra trước pháp luật.

Hơn hết, tôi rất muốn bảo vệ những người phụ nữ ở địa phương. Nhiều người có hoàn cảnh rất khốn khổ, người phụ nữ bị bạo hành nhưng không có ai đứng ra để bảo vệ họ, thậm chí họ chọn cách rời xa thế giới này vì ở đường cùng và không có ai giúp đỡ cả. Động lực để tôi chọn học luật cũng xuất phát từ những trải nghiệm, hoàn cảnh sống và môi trường xung quanh.

Ước mơ trở thành luật sư của cô gái dân tộc Mông 3 lần bị “kéo vợ”
Sùng Thị Sơ có nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình học tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

PV: Là một người trẻ rất tích cực trong việc tham gia các hoạt động liên quan đến vấn đề tảo hôn, bạn có thể chia sẻ thêm về mong muốn của bản thân khi tham gia các hoạt động đó?

Sùng Thị Sơ: Khi tham gia bất kỳ một hoạt động nào, tôi cũng đều có mong muốn riêng. Tôi nhận thấy ngoài hiểu biết về pháp luật cần phải có những trải nghiệm liên quan đến các hoạt động tảo hôn mà mình tham gia. Ước mơ của tôi không chỉ là trở thành luật sư mà còn muốn góp phần tạo nên sự thay đổi tư duy, nhận thức của mọi người về tục “kéo vợ”, mặc dù đây là một điều không hề dễ dàng. Hiện nay đang là thời đại 4.0, chúng ta cần phải làm gì đó để thay đổi một cách văn minh hơn.

PV: Những chuyện đã trải qua có làm thay đổi suy nghĩ hoặc quan điểm của bạn về hôn nhân và gia đình không?

Sùng Thị Sơ: Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã có suy nghĩ rằng, sau này, tôi sẽ lấy một người chồng mà người ta đường đường chính chính đến nhà cưới hỏi chứ không phải theo kiểu là họ sẽ bắt mình ngay lúc đêm khuya như vậy. Kể cả nếu là người mình thực sự yêu, mà họ cưới tôi theo cái cách thức “kéo vợ” thì chắc chắn tôi sẽ từ chối. Tôn trọng, bình đẳng và cùng phát triển là những điều mà tôi luôn mong muốn ở cuộc sống hôn nhân sau này. Từ trước đến nay, tôi vẫn luôn giữ vững suy nghĩ đó.

Một số thành tích, hoạt động nổi bật của Sùng Thị Sơ:

- Nhận bằng khen của Ủy ban Dân Tộc tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu.

- Đạt giải Nhất Cuộc thi viết về những trải nghiệm của người phụ nữ.

- Trở thành Phó ban Nhân sự, thành viên Quốc gia Ban Tham vấn Thanh Niên của Tổ chức Plan International Việt Nam.

- 1 trong 2 Đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Nepal).

- 1 trong 15 thành viên Đông Nam Á của Quỹ Spark thuộc Quỹ Trẻ em Toàn cầu.

- Đại biểu các hội nghị như: Sáng kiến Thanh Niên Tiên Phong của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, Bàn tròn Thanh Niên về phát triển số 16 của Liên Hợp Quốc.

Mai Trang - H.Duy (Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều nét mới tại Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2

Nhiều nét mới tại Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2

(LĐTĐ) Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần 2, năm 2024 diễn ra từ ngày 31/5 đến 9/6, lễ hội được định hướng trở thành một sự kiện thương hiệu, góp phần định vị TP.HCM, một đô thị sông nước giàu bản sắc văn hoá.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đề nghị các Câu lạc bộ tăng cường giáo dục cầu thủ

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đề nghị các Câu lạc bộ tăng cường giáo dục cầu thủ

(LĐTĐ) Sau khi Công an tỉnh Hà Tĩnh đăng thông tin về việc 10 đối tượng (trong đó có 5 cầu thủ thuộc đội Hồng Lĩnh Hà Tĩnh) bị phát hiện tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) Trần Quốc Tuấn yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm.
Hà Nội kiểm tra cải cách hành chính, chuyển đổi số tại 16 đơn vị

Hà Nội kiểm tra cải cách hành chính, chuyển đổi số tại 16 đơn vị

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ kiểm tra công tác Cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 tại 16 đơn vị. Trong đó có: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông vận tải; Sở Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện: Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thường Tín, Phú Xuyên, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thạch Thất, Long Biên, Chương Mỹ, Thanh Oai…
Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

(LĐTĐ) Sau 10 ngày thi đấu sôi nổi, quyết liệt, chiều 8/5, Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều niềm vui, phấn khởi trong lòng các vận động viên, đông đảo CNVCLĐ quận Hoàn Kiếm. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố đã tới dự lễ bế mạc Hội khoẻ.
Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Nhận lời mời của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, trong các ngày từ 7/5 đến 11/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul (Hàn Quốc) do Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Soeul Kim Hea Gwang làm Trưởng đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Khởi động Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024

Khởi động Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024

(LĐTĐ) Ngày 8/5, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024 (VPL-S5).
Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tổ chức phiên họp thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả công tác quý I/2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Tin khác

Trạm cứu hộ trái tim

Trạm cứu hộ trái tim

(LĐTĐ) Trải qua tổn thương, Ngọc Hà khao khát được yêu thương bởi một người đàn ông mới, người có thể là điểm tựa và vỗ về trái tim vỡ vụn của cô. Anh trở thành trạm cứu hộ cho cô, và cùng cô xây dựng một tình yêu hòa quyện, mạnh mẽ.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

(LĐTĐ) Sáng 7/5, mặc dù trời đổ mưa lớn trước buổi Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng hàng ngàn người dân vẫn đứng đợi từng khối binh chủng quân đội, công an nhân dân.. diễu hành qua.
Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

(LĐTĐ) 70 năm trước, cái tên Điện Biên Phủ hiện lên chói lọi trên bản đồ thế giới với chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngày nay, thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên được biết đến như một trung tâm du lịch mới nổi của vùng Tây Bắc với thế mạnh về du lịch lịch sử - tâm linh văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên,...
Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
Xem thêm
Phiên bản di động