Ung thư đại trực tràng: Phát hiện sớm sẽ cho kết quả tốt
Gần 10 nghìn người dương tính với xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân | |
Hà Nội mở rộng tầm soát ung thư đại trực tràng miễn phí cho người dân |
Tại Bệnh viện K, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng. Điều đáng nói, trong số đó cũng có một số trường hợp là trẻ em từ 12-13 tuổi. Theo các bác sĩ, với các bệnh lý liên quan đến đại trực tràng nếu thường xuyên thăm khám để phát hiện sớm sẽ xử lý được.
Gia tăng bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng
Ở Việt Nam, con số thống kê ước tính mỗi năm cả nước có 165.000 ca mắc mới và có khoảng 115.000 ca tử vong/năm đều do nguyên nhân ung thư. Con số này dự kiến tiếp tục gia tăng, do đó ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa đang là mối đe dọa lớn đến sức khỏe của mỗi người.
Và theo ghi nhận tại Bệnh viện K, hiện tại hơn 70% bệnh nhân ung thư đến khám ở giai đoạn muộn với các nhu cầu điều trị giảm đau và chăm sóc triệu chứng là chủ yếu. Việc bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám bệnh ở giai đoạn muộn khiến hiệu quả của việc chữa bệnh bị giảm rất nhiều.
TS.BS Bùi Ánh Tuyết, Trưởng Khoa Nội soi thăm dò chức năng, Bệnh viện K cho biết: “Ung thư đường tiêu hóa là bệnh ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ung thư đại trực tràng đang có xu hướng tăng lên.
Theo Globocan 2018 (Ghi nhận ung thư) có khoảng 1,8 triệu ca mới mắc chiếm 10,2 % và khoảng 880 nghìn ca tử vong chiếm 9,2 % tổng số ca tử vong do ung thư đại trực tràng. Cụ thể, Ghi nhận ung thư 2018 tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả hai giới với số ca mắc mới là 14.733 và 7.856 trường hợp tử vong.
Bệnh viện K ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào điều trị ung thư đại trực tràng. |
Cũng theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, với nhóm bệnh nhân phát hiện bệnh giai đoạn sớm có tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 90%, bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn thì chỉ khoảng 10%. Theo các chuyên gia y tế, việc phát hiện và điều trị ung thư đại trực tràng sớm, thì tỷ lệ người bệnh được cứu sống càng cao và giảm chi phí điều trị đáng kể.
Đơn cử, vào cuối tháng 4 vừa qua, Bệnh viện K tiếp nhận bệnh nhân Trần Thanh H. (12 tuổi, quê Thái Bình) bị ung thư đại trực tràng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức bụng khó chịu, sau khi thăm khám và chỉ định chụp chiếu, thực hiện các xét nghiệm, kết quả cho thấy tổn thương u đại tràng trái, kích thước 4 x5cm, phá vỡ thanh mạc trên đại thể, u chít hẹp gần hoàn toàn lòng đại tràng. Bệnh nhân H. đã được bác sĩ khoa Ngoại bụng I Bệnh viện K phẫu thuật cắt đại trực tràng, loại bỏ hoàn toàn khối u.
Khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng
Để phòng ngừa ung thư đại tràng, các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên mọi người nên hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật; bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, và A …Đồng thời, duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên. Các chuyên gia khuyến cáo, những nguời có tiền sử viêm đại tràng mạn tính, trong gia đình có nguời thân từng mắc ung thư đuờng tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng), hoặc khi có triệu chứng sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiêu ra máu, ói ra máu … thì nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời. |
Trước thực trạng bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng gia tăng, các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng, đặc biệt cắt polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.
Bởi vậy, từ nhiều năm nay, Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng Bệnh viện K – phối hợp cùng Trung tâm ung thư Shizuoka Nhật Bản, áp dụng kĩ thuật, tiêu chẩn chuẩn đoán và điều trị tổn thương đại trực tràng theo Hội nội soi Nhật Bản nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, phát hiện sớm ung thư đại trực tràng từ đó can thiệp tối thiểu, nâng cao chất lượng cuộc sống và thời gian sống cho người bệnh.
Theo các chuyên gia, đối với ung thư đại trực tràng các phương pháp chẩn đoán có giá trị nhất hiện tại là nội soi ống mềm, ngoài quan sát được tổn thương còn lấy sinh thiết làm xét nghiệm về mặt tế bào học. Nội soi, chẩn đoán sớm ung thư là rất cần thiết, đặc biệt với nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Các bác sĩ sử dụng hệ thống máy nội soi thế hệ mới nhất giúp hình ảnh sắc nét, hiển thị rõ tổn thương dù là nhỏ nhất cao cấp, có chức năng nhuộm màu bằng ánh sáng và phóng đại trên 100 lần, giúp phân tích rõ ràng vi cấu trúc và vi mạch máu của tổn thương, đưa ra nhận định chính xác về tính chất tế bào học của tổn thương, phân biệt tổn thương ung thư và không ung thư từ đó đưa ra hướng can thiệp kịp thời cho người bệnh.
“Mục đích của việc nội soi phóng đại này là giúp phát hiện sớm một số ung thư đường tiêu hóa thuờng gặp như ung thư dạ dày, thực quản, đại tràng…”, bác sĩ Bùi Ánh Tuyết cho biết.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh cao cấp để chẩn đoán và phân loại ung thư đại trực tràng không chỉ đơn thuần là để tầm soát, phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm mà mục tiêu chính yếu của bệnh viện là điều trị tổn thương ung thư ở ngay giai đoạn sớm bằng can thiệp qua nội soi (cắt niêm mạc ERM và cắt tác dưới niêm mạc qua nội soi ESD).
Khi phát hiện những tổn thương bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá kĩ bằng ánh sáng trắng, ánh sáng nhuộm màu và chất nhuộm chuyên dụng trong nội soi để đánh giá cấu trúc bề mặt. Nếu là ung thư giai đoạn sớm sẽ tiến hành những thủ thuật can thiệp tối thiểu qua nội soi ống mềm như cắt niêm mạc EMR hay cắt tách dưới niêm mạc ESD ngay lập tức để xử lý tại chỗ.
Trong đó cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm EMR thường chỉ can thiệp với những tổn thương dưới 2cm, còn kĩ thuật cắt tách dưới niêm mạc ESD có thể khắc phục được những hạn chế của kĩ thuật EMR như can thiệp được nhưng tổn thương lớn > 30mm, đảm bảo cắt trọn khối tổn thương và giảm tối đa tỷ lệ tái phát.
Phương pháp này thực hiện tỉ mỉ, can thiệp tối thiểu nâng cao chất lượng cuộc sống và thời gian sống cho người bệnh. Bác sĩ Bùi Ánh Tuyết cho hay: “Can thiệp qua nội soi giúp giảm thiểu thời gian nằm điều trị, tiết kiệm chi phí và hạn chế xâm lấn nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân”.
Được biết, thời gian qua bệnh viện K đã triển khai phương pháp này để chẩn đoán, xử lý polyp, phát hiện sớm ung thư đại trực tràng cho bệnh nhân hiệu quả. Lãnh đạo Bệnh viện K cũng cho biết, thời gian tới Bệnh viện sẽ không ngừng đẩy mạnh hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là Nhật Bản về việc hỗ trợ, nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ điều trị ung thư nói chung, ung thư đại trực tràng nói riêng góp phần phát triển y tế Việt Nam trong tương lai.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05