Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế được mở rộng
Thủ tục điều chỉnh lại tổng thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế? | |
Chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân cán bộ, chiến sĩ Công an |
Ngày 13/6/2014, Quốc hội ban hành Luật số 46/2014/ QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHYT và tác động tích cực đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, Luật BHYT 2014 với nhiều điểm mới mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHYT. Nhờ đó, tỷ lệ bao phủ BHYT tăng lên nhanh chóng, người dân có nhiều điều kiện thuận lợi hơn tiếp cận với các dịch vụ y tế. Quỹ BHYT đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh…
Người dân ngày càng có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Ảnh: Minh Khuê |
Qua tổng kết của ngành Y tế và Bảo hiểm xã hội, thực hiện Luật BHYT, 5 năm qua, số người tham gia BHYT ở nước ta đã không ngừng tăng lên nhanh chóng. Tính đến 31/12/2018, toàn quốc có trên 83,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ BHYT là 88,5% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 là 3,3% (vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 giao, đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT). Hiện, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90% dân số. Tính riêng từ năm 2015 đến năm 2019, toàn quốc tăng khoảng 15 triệu người tham gia BHYT.
Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng được cải thiện, nhiều loại thuốc mới, kỹ thuật, dịch vụ y tế hiện đại khi đưa vào Việt Nam đều nhanh chóng được Quỹ BHYT chi trả, tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận thuận lợi, đảm bảo nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia. Chính sách BHYT đã góp phần giảm chi trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho dịch vụ y tế. Thống kê đến năm 2018, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 37%, góp phần tạo nên sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là với nhóm người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.
Cũng theo báo cáo từ Bộ Y tế, 5 năm qua, việc thực hiện chính sách BHYT có sự vào cuộc, phối hợp của cả hệ thống chính trị ở Trung ương và địa phương. Đặc biệt, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHYT được đẩy mạnh, người dân ngày càng thuận lợi do số cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT tăng hàng năm cùng với việc nâng cao chất lượng.
Người tham gia cũng được tạo điều kiện trong khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại bất kỳ cơ sở y tế tuyến xã trong phạm vi tỉnh và tuyến huyện trong phạm vi toàn quốc. Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các địa phương đã chủ động và tích cực cải cách hành chính trong lĩnh vực BHYT như ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo, lập danh sách, tổ chức đại lý, thanh toán trực tiếp chi phí, phản hồi, cung cấp thông tin… đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, công tác tuyên truyền BHYT với nhiều hoạt động và nội dung phong phú đem lại hiệu quả tích cực. Đặc biệt, chính sách BHYT đã góp phần củng cố và phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngoài ra, BHYT còn giúp khôi phục và phát triển hệ thống y tế trường học, góp phần ổn định hệ thống an sinh xã hội…
Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai Luật BHYT 2014, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số văn bản hướng dẫn về chính sách BHYT chưa rõ ràng, dẫn tới những cách hiểu và vận dụng không thống nhất; chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là ở tuyến cơ sở; còn tình trạng bệnh nhân phải bỏ tiền mua thuốc, vật tư y tế thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng; chính sách “thông tuyến” bị một số cơ sở khám chữa bệnh lạm dụng để thu hút người có thẻ BHYT. Đáng chú ý, vẫn còn một số bất cập trong công tác giám định, phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, tình trạng lạm dụng, trục lợi chính sách BHYT còn xảy ra...
Trước những vấn đề trên, nhằm khắc phục các tồn tại, bất hợp lý, đồng thời hiện Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo Luật BHYT sửa đổi với 12 chương, 61 điều. Việc sửa đổi Luật BHYT 2014 đã được Quốc hội đưa vào danh sách các Luật cần sửa đổi, dự kiến sẽ đưa ra bàn thảo trong năm 2021. Góp ý vào dự thảo, nhiều ý kiến đề nghị: Cần tiếp tục điều chỉnh quyền lợi BHYT; kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT…
B.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23