Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Xây trường mầm non cho con CNLĐ khu công nghiệp: Việc làm cấp bách Xây hơn 880 trường mầm non cho các huyện nghèo

Mức hỗ trợ chưa đồng đều

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến hết năm học 2023 - 2024, cả nước hiện có 15.256 trường mầm non, trong đó có 12.072 trường công lập và 3.184 trường ngoài công lập (chiếm tỷ lệ 21%), và 17.444 cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập ngoài công lập. Cả nước hiện có 221 đơn vị cấp huyện có KCN với 13.137 cơ sở GDMN (trong đó 3.612 trường công lập, 1.770 trường ngoài công lập và 7.755 cơ sở GDMN độc lập tư thục). Các cơ sở này huy động được hơn 1,8 triệu trẻ em, trong đó tỷ lệ trẻ em là con công nhân làm việc tại các KCN chiếm khoảng 21,5%. Với đặc điểm tổ chức hoạt động linh hoạt về thời gian nhận, trả trẻ, học phí phù hợp với nhu cầu của người lao động thu nhập thấp, địa điểm gần nơi ở trọ của công nhân, các cơ sở GDMN độc lập tư thục là lựa chọn của đa số công nhân nhập cư làm việc tại KCN.

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Giáo dục mầm non tại nơi đông CNLĐ cần thêm chính sách hỗ trợ để CNLĐ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho thấy, thời gian qua, triển khai chính sách đặc thù đối với GDMN ở địa bàn có KCN, khu chế xuất, nơi tập trung nhiều lao động quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đến hết tháng 6/2024, đã có 53 tỉnh/thành phố ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 105: Mức hỗ trợ cụ thể đối với trẻ em và GVMN theo quy định tại Điều 8 và Điều 10; 31 tỉnh/thành phố có văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đối với cơ sở GDMN độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có KCN, nơi có nhiều lao động theo quy định tại Điều 5 Nghị định. Đặc biệt, có 7 tỉnh /thành phố quy định mức hỗ trợ cao hơn so với quy định tối thiểu (Bình Định, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng), 4 tỉnh mở rộng đối tượng áp dụng tới cụm công nghiệp (Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Bình Dương).

Về chính sách đối với trẻ em là con công nhân, theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam: Thực hiện quy định tại Điều 8 Nghị định số 105, trẻ em là con công nhân học tại cơ sở GDMN dân lập, tư thục được trợ cấp kinh phí tối thiểu là 160.000 đồng/trẻ/tháng; hiện có 53 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân quy định chi tiết mức trợ cấp đối với trẻ em là con công nhân. Đa số các tỉnh thực hiện theo mức tối thiểu quy định tại Nghị định; trong đó một số tỉnh có mức hỗ trợ cao hơn là: Bình Định (300.000 đồng/trẻ/tháng); Hà Nội, Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu (240.000 đồng/trẻ/tháng) Vĩnh Phúc (220.000 đồng/trẻ/tháng); Hải Phòng, Đà Nẵng (200.000 đồng/trẻ/tháng)…

Tại Điều 82 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động. Tuy nhiên, thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam từ báo cáo tại các địa phương cho thấy: Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đã thực hiện hỗ trợ, tuy nhiên mức hỗ trợ chưa đồng đều: Có doanh nghiệp hỗ trợ lên tới 1.000.000 đồng/cháu/tháng; trong khi có doanh nghiệp chỉ hỗ trợ mức 20.000 đồng/cháu/tháng; mức trung bình các doanh nghiệp hỗ trợ là từ 50.000 - 100.000 đồng/cháu/tháng) - mức hỗ trợ này quá thấp so với mức chi dùng chăm lo cho giáo dục nói riêng và đời sống hiện nay nói riêng.

Còn “bỏ sót” đối tượng thụ hưởng

Tại Hội thảo do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức mới đây, đánh giá về việc thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cán bộ Công đoàn, cán bộ Nữ công Công đoàn đến từ các tỉnh, thành phố, ngành nêu thực tế: Hầu hết các địa phương tuân thủ triển khai thực hiện theo đúng quy định tại Điều 8, Nghị định 105/2020/NĐ-CP là hỗ trợ cho con CNLĐ làm việc trong các KCN, nhưng chưa áp dụng chính sách hỗ trợ cho con CNLĐ làm việc tại nơi có nhiều lao động (các cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao…) dẫn đến không công bằng cho các đối tượng có cùng điều kiện.

Qua triển khai chính sách tại địa phương, bà Lê Thị Đường - Trưởng Ban Tuyên giáo Nữ công LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Chính phủ và các bộ, ngành cần nghiên cứu, xem xét mở rộng đối tượng được thụ hưởng của Nghị định 105/2020/NĐ-CP bao gồm con công nhân tại cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, chứ không chỉ riêng con CNLĐ làm việc tại các KCN. Về thời gian hưởng chính sách, bà Đường cũng kiến nghị tăng thời gian hỗ trợ từ 9 tháng lên 12 tháng để phù hợp với thời gian gửi trẻ khi CNLĐ làm việc đủ 12 tháng.

Đồng thuận với quan điểm này, bà Lư Thị Kim Thùy - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, rà soát, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ mở rộng đối tượng được hưởng chính sách theo Điều 5, Điều 8, Điều 10 của Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, trẻ em và giáo viên ở địa bàn có cụm công nghiệp, địa bàn tập trung nhiều CNLĐ. Bà Thùy dẫn chứng: Tại Cụm Công nghiệp Mỹ Quý (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang): Trường Mẫu giáo Hoa Cúc, phường Mỹ Quý với quy mô 12 phòng học, có bếp ăn, phòng chức năng và được trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đảm bảo quy mô nuôi dạy hơn 300 trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Hiện nay trường tổ chức được 6 lớp mẫu giáo từ 3-5 tuổi, với 200 trẻ (trong đó con CNLĐ là 120 trẻ, chiếm hơn 60%). Tuy nhiên, vẫn không thuộc đối tượng được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP.

Bàn về nội dung này, bà Trần Thị Hồng Thảo - Chủ tịch LĐLĐ huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cũng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị với Chính phủ xem xét điều chỉnh đối tượng được thụ hưởng chính sách theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP là CNLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp nói chung, bao gồm cả trong KCN và ngoài KCN (thay vì chỉ áp dụng đối với công nhân, người lao động làm việc tại KCN) nhằm động viên người lao động phấn khởi, yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, ổn định cuộc sống.

Bảo Duy

Nên xem

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

(LĐTĐ) Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận toàn bộ hạng vé xem trận đấu giữa Việt Nam và Singapore phát hành qua đường online đã được bán hết trong 15 phút.

Tin khác

Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Nhiều người lao động gửi thư về báo Lao động Thủ đô bày tỏ băn khoăn: Trong trường hợp công ty còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được giải quyết chế độ như thế nào, có được hưởng lương hưu ngay không?
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Ngay sau khi nắm thông tin về vụ hỏa hoạn tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cán bộ khẩn trương nắm bắt, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chăm sóc, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các nạn nhân.
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?

Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Anh Trần Văn Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi: Bố tôi đã nghỉ hưu được 1 năm, nhưng do đơn vị nơi bố tôi làm chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội (BHXH) nên chưa được lĩnh lương hưu. Vậy, chúng tôi cần làm thế nào để được hưởng lương hưu?
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?

Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Lành (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Hằng tháng, công ty đều trích thu nhập của tôi để đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Xin hỏi, làm sao để biết công ty có đóng tiền về cơ quan Bảo hiểm xã hội hay không, hay đang nợ tiền của người lao động?
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng

Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng

(LĐTĐ) Chị Trần Tuyết Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) hỏi: Công ty tôi mới thành lập và tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Hà Nội. Xin hỏi thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng đối với doanh nghiệp được quy định cụ thể như thế nào?
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?

Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?

(LĐTĐ) Bạn đọc có email lienhontb12xx@gmail.com hỏi: Công ty nơi tôi đang làm việc nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) khoảng 1 năm nay nên thẻ BHYT của tôi không sử dụng được. Vậy, tôi muốn tham gia BHYT tự nguyện có được không?
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng

100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/11/2024 (lấy ngày 5/12/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?

Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?

(LĐTĐ) Bạn đọc có địa chỉ email: ngoanle…@gmail.com hỏi: Tôi đang mang thai và dự kiến sinh vào tháng 4/2025. Hiện tại, vì tình hình khó khăn nên công ty nơi tôi làm đang nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) của toàn thể nhân viên kể từ tháng 7/2024 đến nay. Vậy, cơ quan BHXH có nhận riêng hồ sơ thai sản của tôi và giải quyết cho tôi hay phải đến khi doanh nghiệp hoàn tất các khoản nợ bảo hiểm của toàn công ty?
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 quy định, công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ thời gian đóng để hưởng lương hưu (15 năm), và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (70 - 75 tuổi), thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính từ tháng liền kề sau tháng đủ tuổi nghỉ hưu.
Xem thêm
Phiên bản di động