Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Hội thảo có sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện lãnh đạo LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành và cán bộ phụ trách công tác Nữ công của các Công đoàn ngành, LĐLĐ các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra.
Bà Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Tháo gỡ vướng mắc để chăm lo tốt hơn cho con CNLĐ
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Hiện nay, giáo dục mầm non (GDMN) ở các khu công nghiệp (KCN), nơi có nhiều lao động đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển như đối với GDMN ở các vùng sâu, vùng xa... Ðiều này thể hiện sự quan tâm của Ðảng, Chính phủ trước thực trạng khó khăn của GDMN ở những địa bàn này.
Kể từ khi Bộ luật Lao động 2019 được ban hành, một số chính sách đặc thù liên quan đến cải thiện điều kiện chăm lo, hỗ trợ, giáo dục con công nhân lao động (CNLĐ) đã được Chính phủ cụ thể hóa và triển khai trên thực tế. Điều này là động lực, bước đột phá rất lớn về chính sách chăm lo cho con CNLĐ của Nhà nước, bởi trước khi Bộ luật Lao động 2019 được ban hành, chưa có một ưu tiên cụ thể nào hướng đến đối tượng trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo là con CNLĐ làm việc tại nơi có nhiều lao động và tại các KCN.
Cũng theo bà Đỗ Hồng Vân, thời gian qua, các cấp Công đoàn đã tích cực nghiên cứu, tham mưu xây dựng, kiểm tra giám sát chính sách pháp luật về lao động nữ như: Thí điểm xây dựng nhà trẻ mẫu giáo cho con CNLĐ; tham gia các chính sách về lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản; vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo; tham gia đối thoại, thương lượng đưa vào Thỏa ước lao động tập thể nhiều chính sách có lợi hơn cho lao động nữ, trong đó có thương lượng hỗ trợ tiền gửi trẻ cho con người lao động; triển khai mô hình tập hợp nữ CNLĐ ở các khu nhà trọ tại các KCN, khu chế xuất.
Các hoạt động cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dạy và học tập của con công nhân, viên chức, lao động tiếp tục được triển khai, đặc biệt tuyên truyền chính sách về nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNLĐ các KCN có chuyển biến tích cực. Năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam giao cho Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu để ban hành Đề án “Hỗ trợ CNLĐ tại các KCN, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con giai đoạn 2023 - 2028” với mục tiêu làm được nhiều nhất có thể để hỗ trợ CNLĐ tại các KCN, khu chế xuất chăm sóc, nuôi dạy con, hạn chế tình trạng con phải gửi về quê, không được ở gần cha mẹ.
Các đại biểu dự Hội thảo. |
Để thực hiện tốt vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân, viên chức lao động, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Công đoàn với Chính phủ và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em là con của đoàn viên, người lao động nói riêng, trong những năm gần đây, tại các cuộc làm việc định kỳ hằng năm với Thủ tướng Chính phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã kiến nghị về chính sách nhà trẻ mẫu giáo dành cho con CNLĐ, đều nhận được sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo và cụ thể bằng các chính sách ngày càng thiết thực hơn với người lao động.
Chia sẻ tại Hội thảo, bà Trần Thu Phương - Phó Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Qua khảo sát, nắm bắt tình hình, Ban Nữ công nhận thấy thực trạng chăm sóc, nuôi dạy con của người lao động hiện nay còn một số bất cập như: Việc gửi con ở các nhà trẻ công lập tại KCN tương đối khó khăn, do công nhân KCN chủ yếu là lao động nhập cư, không có hộ khẩu thường trú tại nơi đến, trong khi khả năng nhận các cháu của nhà trẻ khu vực này có hạn.
Bên cạnh đó, CNLĐ tại các KCN do thời gian làm việc liên tục, kéo dài, tăng ca, tăng giờ nên không thể dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc con nhỏ. Cùng đó, do sự phát triển của mạng lưới KCN trải dài trên cả nước, người lao động có nhiều sự lựa chọn hơn trong công việc, đặc biệt sau Covid-19, di cư nội tỉnh có xu hướng gia tăng. Vì vậy, CNLĐ có xu hướng gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp hoặc cho con học tại các trường công lập ở địa phương với sự giám sát của ông bà, người thân…
Trước thực tế trên, Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam mong muốn từ thực tế tại địa phương, cơ sở, các đại biểu chia sẻ về: Vai trò của Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát triển khai Nghị định 145/2020 quan tâm bố trí quỹ đất để xây dựng trường mầm non phù hợp với điều kiện phát triển các KCN tại địa phương; đề xuất việc mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách từ Nghị định 105; tập trung các giải pháp, kiến nghị tới Chính phủ, các cơ quan ban ngành chức năng để bảo vệ quyền lợi của CNLĐ trong vấn đề này…
Cần xem xét mở rộng đối tượng và thời gian thụ hưởng
Tại Hội thảo, cán bộ Công đoàn, cán bộ Nữ công Công đoàn đến từ các tỉnh, thành phố, ngành đã đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp trong thời gian tới, góp phần hỗ trợ tốt nhất cho CNLĐ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần hỗ trợ CNLĐ chăm sóc và nuôi dạy con, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Bà Vũ Thị Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non May 10 đề xuất chính sách hỗ trợ tại Hội thảo. |
Chia sẻ về mô hình trường mầm non đặc biệt nằm trong doanh nghiệp, bà Vũ Thị Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non May 10 (thuộc Tổng Công ty May 10 - CTCP) cho biết: Điểm khác biệt của Trường Mầm non May 10 đó là: trường nằm trong Tổng Công ty, thuận tiện cho phụ huynh đưa đón con, yên tâm công tác; nhà trường nhận trẻ từ 6 tháng tuổi (sau khi mẹ hết thời gian nghỉ thai sản), dạy trẻ 6 ngày/tuần, đón trẻ trước 7 giờ và trả muộn sau 18 giờ, học cả thứ Bảy và học hè mà không thu thêm tiền học phí của phụ huynh. Ngoài ra, các cháu là con cán bộ, CNLĐ May 10 được hỗ trợ 30% học phí cho mỗi trẻ/1 tháng.
Bên cạnh những mặt làm được, theo bà Loan, Trường Mầm non May 10 còn gặp một số khó khăn như: Việc đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất trong nhà trường gặp khó khăn; trẻ đa phần là con cán bộ, nhân viên Tổng Công ty, phụ huynh ở những tỉnh xa về phải thuê nhà, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày; việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên còn khó khăn do sự e ngại về tính ổn định khi làm việc trong môi trường tư thục…
Theo đó, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non May 10 đề xuất: Nhà nước cần quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa với những doanh nghiệp có đa số lao động là nữ. Hiện nay các trường mầm non thuộc các doanh nghiệp rất ít, vì vậy cần có chế độ, chính sách phù hợp với đội ngũ giáo viên, nhân viên, cũng như chế độ ưu đãi dành cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho trẻ có bố mẹ làm trong doanh nghiệp có lao động đa phần là nữ; bổ sung thêm chính sách ưu tiên về lương và phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại các trường mầm non của doanh nghiệp để họ yên tâm công tác…
Chia sẻ về việc triển khai chính sách hỗ trợ tại địa phương, bà Lê Thị Đường - Trưởng Ban Tuyên giáo Nữ công LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: 3 năm qua, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tham mưu để Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 14 hỗ trợ mức 220.000 đồng/cháu/tháng. Cùng đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết, triển khai chính sách đến các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các địa phương trên địa bàn.
Bà Lê Thị Đường - Trưởng Ban Tuyên giáo Nữ công LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ về việc triển khai chính sách hỗ trợ tại địa phương. |
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 29.000 con CNLĐ, trong đó đối tượng được hưởng chế độ theo Nghị định 105 là trên 5.700 cháu. Thực tế, qua triển khai chính sách, có 94,5% các cháu đã được thụ hưởng. Phần lớn CNLĐ đều nắm rõ chính sách và rất phấn khởi khi được thụ hưởng chính sách.
Từ thực tế tại địa phương, bà Lê Thị Đường kiến nghị: Chính phủ và các bộ, ngành cần nghiên cứu, xem xét mở rộng đối tượng được thụ hưởng của Nghị định 105, đó là con CNLĐ làm việc tại các cụm Công nghiệp, cụm chế xuất cũng được hưởng, chứ không chỉ riêng con CNLĐ làm việc tại các KCN, khu chế xuất. Về thời gian hưởng: Hiện CNLĐ đi làm đủ 12 tháng, nhưng con CNLĐ chỉ được hưởng hỗ trợ trong 9 tháng, điều này gây thiệt thòi và khó khăn cho CNLĐ. Do vậy, cần nghiên cứu cho con CNLĐ hưởng đủ thời gian 12 tháng.
Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNLĐ theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP, hiện nay đã có 50 tỉnh, thành phố ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân quy định chi tiết mức trợ cấp đối với trẻ em là con CNLĐ. Đa số các tỉnh thực hiện theo mức tối thiểu quy định tại Nghị định là 160.000 đồng/trẻ/tháng. Các tỉnh có mức hỗ trợ cao hơn là: Bình Định (300.000 đồng/trẻ/tháng); Hà Nội, Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu (240.000 đồng/trẻ/tháng) Vĩnh Phúc (220.000 đồng/trẻ/tháng); Hải Phòng, Đà Nẵng (200.000 đồng/trẻ/tháng). Kết quả báo cáo từ các địa phương, năm học 2022 - 2023, toàn quốc có gần 150.000 trẻ em đủ điều kiện hưởng trợ cấp. Đến nay, các tỉnh/thành phố đã chi trả số tiền gần 160 tỷ đồng. Một số tỉnh/thành phố có số lượng trẻ hưởng chính sách lớn như: Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37