Tự ý mua thuốc điều trị hậu Covid-19: Cẩn thận kẻo tiền mất, tật mang

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lợi dụng việc nhiều bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 đã gặp phải một số di chứng như mệt mỏi, đau đầu, khó thở,… một số người sử dụng mạng xã hội đã rao bán tràn lan thuốc điều trị hậu Covid-19, trong đó nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc...
10 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám hậu Covid-19 Những dấu hiệu cảnh báo cần đi khám hậu Covid-19 Giúp giới trẻ hòa nhập hậu Covid-19

Cẩn thận với “bác sĩ” online

Chị Nguyễn Mai Hương, trú tại phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phản ánh, sau khi bị mắc Covid-19, chị thấy cơ thể yếu đi, thường xuyên bị khó thở, vì quá lo lắng nên chị đã vào một diễn đàn hỏi về cách điều trị hậu Covid-19.

Sau đó, một người tự xưng là bác sĩ gửi tin nhắn chát riêng với chị. Người này giới thiệu là bác sĩ, lương y, công tác tại một bệnh viện uy tín, có nhã ý giúp chị Hương điều trị hiệu quả chứng bệnh hậu Covid-19.

Tự ý mua thuốc điều trị hậu Covid-19: Cẩn thận kẻo tiền mất, tật mang
Loạn thông tin điều trị hậu Covid-19 trên các mạng xã hội.

Chị Hương hoàn toàn tin tưởng và không ngần ngại cho số điện thoại để người này tiện trao đổi. “Bác sĩ” này gọi điện cho chị Hương hỏi rất kỹ về công việc, hoàn cảnh gia đình, nhà cửa, thu nhập sau đó đã giới thiệu cho chị Hương dùng combo Đông y chuyên điều trị chứng hậu Covid-19 do chính “bác sĩ” này nghiên cứu.

“Bác sĩ” online này kê cho chị Hương danh mục thuốc mà ông ta nói sánh ngang với “thần dược”, có tác dụng chữa chứng nặng ngực, khó thở, đau ngực, mệt khi gắng sức; chữa ăn không tiêu, trướng bụng đầy hơi, tiêu chảy…

Chị Hương cho địa chỉ để “lương y” ship thuốc tới tận nhà, giá của đơn thuốc là 4,5 triệu đồng, uống trong vòng 3 tuần, đảm bảo đỡ 50% triệu chứng và sang đợt uống thứ 2 thì chắc chắn hết hẳn, không còn triệu chứng nào.

Chị Hương nhận thuốc và uống theo lời dặn của vị “bác sĩ” online này, thế nhưng sau 3 tuần mà các triệu chứng không giảm được bao nhiêu. Thấy vậy, chị Hương đã đến bệnh viện để khám và điều trị chứ không uống tiếp liều thứ 2 theo chỉ dẫn của “lương y”.

Chị Hương cho biết, sau khi khám và điều trị bằng thuốc do bệnh viện kê, chị thấy các triệu chứng giảm rõ rệt, đỡ ho và tức ngực.

Theo tìm hiểu, đơn thuốc mà vị “lương y” kê cho chị Hương chỉ là thực phẩm chức năng hỗ trợ đề kháng, không điều trị được bệnh viêm phổi của chị Hương, cũng không phải là thuốc đặc trị một số di chứng hậu Covid-19. Thuốc này được bán rộng rãi trên các nhà thuốc với giá từ 150 đến 300 ngàn/hộp.

Chị Hương chỉ là một trong rất nhiều trường hợp “sập bẫy” bác sĩ giả trên mạng. Nếu không phát giác kịp thời thì không chỉ mất tiền mà còn mang họa vào thân khi tin và nghe lời tư vấn, mua thuốc của các “bác sĩ” online này.

Không thể uống thuốc rao bán trên mạng xã hội

Hiện nay, các loại thuốc điều trị hậu Covid-19 từ Đông y đến Tây y trở thành ma trận mọc như nấm sau mưa. “Tập đoàn” bác sĩ, lương y dỏm xuất thân từ nhân viên bán hàng online dùng mọi thủ đoạn tiếp cận người bệnh, chèo kéo, bán các loại “thần dược” trên trời, dưới biển. Rất nhiều người bệnh là nông dân, người lao động như cá nằm trên thớt, trót uống phải thứ thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe về lâu dài.

Tự ý mua thuốc điều trị hậu Covid-19: Cẩn thận kẻo tiền mất, tật mang
Tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã triển khai khám và điều trị cho bệnh nhân hậu Covid-19. Đây là nơi thăm khám và điều trị chuyên sâu dành cho người bệnh sau mắc Covid-19 với sự hỗ trợ của các chuyên gia về Covid-19, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, dinh dưỡng.

Bác sĩ Nguyễn Công Định, Bệnh viện 30/4 là người trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân hậu Covid-19 cho biết, đội ngũ y, bác sĩ điều trị cho người bệnh phải tổng hòa chuyên môn y khoa, hồi sức, vật lý trị liệu và tâm lý. Bệnh nhân nhập viện thường gặp phải sang chấn tâm lý rất lớn, họ dễ xúc động và dễ tổn thương.

Hậu Covid-19 là bệnh nguy hiểm và phức tạp, nên không thể dùng các loại thuốc trôi nổi trên thị trường được mà bắt buộc phải thăm khám bác sĩ để có phác đồ chữa bệnh hiệu quả.

Việt Nam hiện có hơn 2 triệu ca mắc Covid-19, chiếm gần 2% dân số, trong số đó có nhiều bệnh nhân mắc hội chứng hậu Covid-19 với các triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, giảm tập trung, rối loạn giấc ngủ, thậm chí rối loạn nhận thức...

Theo khảo sát, có đến hơn 200 triệu chứng khác nhau liên quan đến hậu Covid-19 nên không có thuốc nào có thể chữa bách bệnh. Các loại thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc.

Trong bối cảnh ghi nhận nhiều bệnh nhân có di chứng sau khi mắc Covid-19, một số bệnh viện tại Hà Nội đã thành lập khoa khám và điều trị hậu Covid-19 nhằm chăm sóc, khôi phục sức khỏe và tinh thần cho những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh Covid-19.

Điển hình như Bệnh viên Đa khoa Đức Giang. Tại đây, người bệnh sẽ được khám, tầm soát và điều trị toàn diện các di chứng của bệnh, đồng thời đánh giá nhu cầu can thiệp về dinh dưỡng, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mắc Covid-19, nhất là những người từng bị Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch hoặc suy giảm sức khỏe sau khi khỏi bệnh.

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

(LĐTĐ) Trứng có giá trị dinh dưỡng cao và là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe? Không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về việc bảo quản và ăn trứng mà người tiêu dùng cần biết.
Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

(LĐTĐ) Từ 1/8 tới, người dân có thể đăng ký khám bệnh ngoài giờ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai từ 17 - 21h hàng ngày.
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

(LĐTĐ) Công tác Dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trong đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ em là vấn đề mà xã hội rất quan tâm.
Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Chiều 11/7, Sở Y tế Hà Nội tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu dưới hình thức trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Hà Nội.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba khám bệnh miễn phí cho hơn 100 đối tượng chính sách

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba khám bệnh miễn phí cho hơn 100 đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Sáng 10/7, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện Mỹ Đức tổ chức khám, chăm sóc sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho đối tượng chính sách, người có công tại xã Xuy Xá (Mỹ Đức), nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu

Chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 614/DP-DT gửi Sở Y tế tỉnh Nghệ An; Sở Y tế tỉnh Bắc Giang; Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Xem thêm
Phiên bản di động