Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
Tăng cường thanh tra toàn bộ các khâu của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Lịch thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023 Tìm giải pháp khắc phục bất cập, hạn chế trong công tác tuyển sinh |
Ngày 17/3, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.
Tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin
Theo Dự thảo, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức nhằm đánh giá đúng kết quả học tập, rèn luyện theo mục tiêu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội. |
Đối tượng dự thi và đăng ký dự thi là người học đã hoàn thành chương trình THPT và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Người học đăng ký dự thi theo cơ sở giáo dục nơi học xong lớp 12 trong năm tổ chức kỳ thi hoặc tại địa điểm do Sở GD&ĐT quy định. Hồ sơ đăng ký dự thi được chuyển về Sở GD&ĐT để xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức thi.
Nội dung thi nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chủ yếu là chương trình giáo dục cấp THPT.
Về phương thức tổ chức thi và lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2025 - 2030, giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).
Giai đoạn sau 2030, phấn đấu để đến khi tất cả địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Lịch sử là môn thi bắt buộc
Về môn thi, hình thức thi, Dự thảo nêu rõ: Tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với giáo dục phổ thông); Ngữ văn, Toán, Lịch sử (đối với giáo dục thường xuyên) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học. Thí sinh học chương trình chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.
Dự kiến Lịch sử là môn thi bắt buộc trong kỳ tốt nghiệp THPT từ năm 2025. |
Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.
Bộ GD&ĐT quy định khung thời gian tổ chức thi (lịch thi chung), phù hợp với kế hoạch thời gian năm học để bảo đảm thống nhất trong cả nước; đồng thời có sự linh hoạt, ứng phó với các tình huống chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
Phân cấp, phân quyền tổ chức thi
Cũng theo Dự thảo, Bộ GD&ĐT chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi; quy định lịch thi chung; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Các địa phương chỉ đạo, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT; thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo lịch thi chung của Bộ GD&ĐT.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. |
Đánh giá ưu điểm của phương án này, theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi kế thừa kết quả thực hiện của giai đoạn trước, thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới thi, tuyển sinh theo đúng Nghị quyết số 29-NQ/TW. Phương án thi bảo đảm phân cấp, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng tính chủ động trong tổ chức dạy học và thi, kiểm tra, đánh giá phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bảo đảm độ tin cậy của kết quả thi để khai thác, sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả, bảo đảm đánh giá được năng lực của học sinh theo chuẩn đầu ra của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Phương thức tổ chức thi chung đề, chung đợt đối với các môn học bắt buộc, môn học lựa chọn trong số các môn thí sinh đã chọn học ở bậc THPT đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với cách thức chọn môn học lựa chọn, bảo đảm đánh giá được các năng lực cốt lõi cơ bản, thiết yếu và năng lực sở trường phù hợp với định hướng nghề nghiệp ở bậc học THPT.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40