“Từ mặt đất đến bầu trời” - Sống lại ký ức 12 ngày đêm hào hùng
Hà Nội giữ vững trật tự trị an trong những ngày quyết chiến với B-52 của đế quốc Mỹ Cầu truyền hình đặc biệt "Bản hùng ca chiến thắng" tái hiện lịch sử bất khuất của dân tộc |
Câu chuyện chân thực của người trong cuộc
Là nhân chứng lịch sử tại sự kiện, mọi người đều chăm chú lắng nghe Đại tá phi công Hoàng Biểu chia sẻ những kỷ niệm không quên về chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, trong đó, bộ đội không quân đã góp công bắn rơi hai máy bay B-52. Đại tá phi công Hoàng Biểu cho biết, thời gian chiến đấu trong đội hình máy bay tiêm kích MIG-21, ông có kỷ niệm đáng nhớ nhất là thời gian năm 1972, khi có hai cuộc xuất kích chiến đấu ban đêm với cương vị phi đội trưởng.
Nhân chứng chia sẻ tại sự kiện. |
Trong không quân vẫn lưu truyền câu “Biểu Sê Pôn, Tôn Đường 9” để nói về hai phi công nổi tiếng chuyên săn B-52 ở Khu 4. Đó là Đinh Tôn và Hoàng Biểu. Đại tá phi công Hoàng Biểu là người dân tộc Tày trên Cao Bằng nên sức khỏe khỏi phải bàn, ít nói, chỉ chăm luyện bay và chịu khó cùng anh em tham gia rút kinh nghiệm sau trận đánh. Với kỹ thuật bay tốt nên ông được chuyển sang đánh đêm tìm diệt B-52 khi nó mon men tới nam Khu 4. Có những lần về hạ cánh đêm tại sân bay Vinh trong điều kiện khí tượng cực xấu, mây thấp 100m, tầm nhìn chỉ còn khoảng 2km, thiết bị dẫn bay mặt đất làm việc không ổn định nhưng ông vẫn chui xuống mây hạ cánh được khiến chỉ huy bay thốt lên kính phục: “Hiếm ai có thể hạ cánh được trừ thánh bay Hoàng Biểu!”.
Đại tá Hoàng Biểu sinh năm 1942, tại Đào Ngạn, Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cuối năm 1965 ông tốt nghiệp khóa đào tạo MIG-21 tại Liên Xô và về nước với quân hàm thiếu úy, biên chế vào Trung đoàn Sao Đỏ. Tháng 7/1968, cấp trên quyết định thành lập Đại đội bay đánh đêm. Đây là cái nôi nuôi dưỡng, trưởng thành của nhiều phi công xuất sắc như: Phạm Tuân, Nguyễn Đăng Kinh, Vũ Xuân Thiều, Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây... Ông được nhận hai huy hiệu Bác Hồ với chiến công hạ hai máy bay Mỹ, nghỉ hưu năm 2001 với cương vị Tham mưu phó Quân chủng Phòng không - Không quân.
“Những hồi ức được chia sẻ thông qua những câu chuyện chân thực của chính những người trong cuộc, những người lính mà “tâm hồn dành cho đất trời, nghĩa vụ dành cho Tổ quốc”, đã dành trọn tuổi thanh xuân cho đất nước: Hy sinh, mất mát nhưng cũng đầy vinh quang và chiến thắng. Qua đó, đã giúp công chúng và thế hệ trẻ một lần nữa ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của lớp lớp cha anh đi trước, trân trọng ký ức hào hùng của “một thời đạn bom, một thời hòa bình”, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang khẳng định.
Hầm T1 trong đêm bão lửa
Triển lãm “Từ mặt đất đến bầu trời” đã góp phần làm rõ hơn về một thế trận phòng không mà quân, dân Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chuẩn bị, chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược với mật danh Linerbaker II của Mỹ. Đặc biệt là vai trò chỉ huy, kết nối thông suốt các mặt trận từ căn hầm Chỉ huy Tác chiến (hầm T1).
Dẫn đại biểu và du khách tham quan hầm T1 trong khuôn viên khu di sản Hoàng thành Thăng long, tiếng thuyết minh viên vang lên đều đều: Trưa 18/12/1972, cơ quan tình báo phát hiện ở phía đông Philippines, hàng chục máy bay tiếp dầu cho B-52. Tin tình báo báo về, B-52 cùng các máy bay chiến thuật khác sẽ đánh vào Hà Nội ngay trong buổi tối.
Chiều ngày 18/12/1972, không khí làm việc trong Tổng hành dinh đã rất khẩn trương, hối hả. Tình hình căng thẳng, Cục tác chiến được yêu cầu trực 24/24h ở dưới hầm T1. Căn hầm nằm sâu trong Hoàng thành Thăng Long, là nơi đầu tiên tiếp nhận thông tin quân sự. Giữa mùa đông giá rét, hầm vẫn “nóng hầm hập” vì tin tức tình báo từ các chiến trường liên tục gửi về.
Trong đêm 18/12/1972, tại hầm chỉ huy T1 đã diễn ra cuộc đấu trí quyết liệt giữa cơ quan tham mưu chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam với không lực Hoa Kỳ. 19h45 từng đoàn máy bay B-52 bắt đầu trút bom xuống Hà Nội và các vùng phụ cận, cả Hà Nội rung chuyển trong tiếng bom. Tình hình khẩn trương đến mức các đồng chí lãnh đạo Bộ Chính trị trực tiếp xuống hầm chỉ huy giao nhiệm vụ. Liên lạc giữa hai hầm tác chiến T1 và hầm chỉ huy D67 thông suốt từ chập tối hôm đó đến sáng hôm sau. Trong hầm, điện thoại réo vang. Ai nấy mồ hôi ướt đầm, thấp thỏm vì chưa nhận được tin tức về B-52.
20h13, những người lính trên đài quan sát trên đỉnh Cột cờ trong Hoàng thành hò reo: “Máy bay bị bắn rơi phía Bắc, cháy rất lớn”. Rồi trực ban Quân chủng Phòng không - Không quân thông báo gấp gáp: “Một B-52 rơi rồi, phía Đông Anh”. Chiếc máy bay B-52 đầu tiên đã bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 251 bắn rơi tại cánh đồng Chuôm Phù Lỗ, hạ gục ngay trong đêm mở màn chiến dịch. Căn hầm như muốn nổ tung. Tin chiến thắng xé toang bầu không khí căng thẳng. Tổng hành dinh náo nức trong niềm vui được thấy con ngáo ộp B52 không còn “bất khả xâm phạm” trước “rồng lửa Thăng Long”. Các đồng chí Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Phùng Thế Tài và cả kíp trực sung sướng trào nước mắt.
“Căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long chính là một chứng nhân lịch sử, ghi dấu những thời khắc quyết liệt, khẩn trương, đầy cam go và tập trung cao độ của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, chỉ huy quân dân Thủ đô và miền Bắc đánh thắng giặc Mỹ ngay trên bầu trời Hà Nội”, PGS.TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa nhận định.
Dịp này, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cũng lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện lại hoạt cảnh “ Hầm T1 trong đêm bão lửa”, diễn giải câu chuyện và không khí làm việc dưới hầm T1 trong ngày đầu tiên Mỹ đưa B-52 đánh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là thời khắc chiếc máy bay B-52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội trong đêm mở màn chiến dịch, tạo ấn tượng và cảm xúc đặc biệt cho khách tham quan./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43