Cầu truyền hình đặc biệt "Bản hùng ca chiến thắng" tái hiện lịch sử bất khuất của dân tộc
Kể lại hành trình đi tìm hòa bình của dân tộc và Thủ đô qua "Bản giao hưởng hòa bình" "Thượng Dương Phú" sẽ khởi chiếu vào tối 15/8 trên Truyền hình Hà Nội |
Với những câu chuyện kể của các nhân chứng lịch sử - những người đã kiên cường và anh dũng bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm, Cầu truyền hình đặc biệt "Bản hùng ca chiến thắng" sẽ đưa khán giả truyền hình trở về thời khắc oai hùng trong lịch sử của dân tộc, 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội của quân dân Thủ đô cách đây 50 năm.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, ký ức về trận chiến 12 ngày đêm lịch sử trên bầu trời Hà Nội năm 1972 là ký ức hào hùng nhất. Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Cầu truyền hình "Bản hùng ca chiến thắng" sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu. |
Cầu truyền hình đặc biệt "Bản hùng ca chiến thắng" sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu. Cột cờ Hà Nội là điểm cầu chính. Điểm cầu Đài tưởng niệm Khâm Thiên là chứng tích về tội ác trong 12 ngày đêm. Điểm cầu trận địa tên lửa Chèm thuộc xã Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội là địa danh lịch sử in đậm chiến công của những người lính canh giữ bầu trời Thủ đô. Đây cũng là nơi bắn rơi chiếc B52 đầu tiên trong chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.
Khán giả sẽ có cái nhìn xuyên suốt, toàn diện từ tiến trình lịch sử "Sự kiện vịnh Bắc Bộ", đến những thời khắc đầy cam go tại Hội nghị Paris, quân và dân Hà Nội đã đứng lên quyết giành chiến thắng.
Không chỉ được kể lại bằng các phóng sự, tiểu phẩm, chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không còn được tái hiện một cách sống động bằng những câu chuyện đầy cảm xúc của 50 năm trước với những nhân chứng lịch sử, trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ bầu trời Hà Nội. Đó là câu chuyện về những ngày quân và dân Hà Nội kiên cường, mưu trí, dũng cảm đánh trả cuộc tập kích bằng B-52 của Mỹ.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Đại tá Nghiêm Đình Tích. |
Với câu chuyện của Anh hùng Lực lượng vũ trang, Đại tá Nghiêm Đình Tích - Nguyên Đài trưởng P-35, Đại đội 45, Trung đoàn 291, Sư đoàn Phòng không 365 là người đầu tiên kịp thời xác định và thông báo sớm cho Hà Nội 35 phút để nhân dân sơ tán và các lực lượng phòng không không quân chuẩn bị đối phó với "pháo đài bay" B-52.
Theo Đại tá Nghiêm Đình Tích, trong các trận đánh khác, với máy móc thiết bị có hạn, việc phát hiện mục tiêu là các máy bay bình thường đã khó, trong trận đánh này để phát hiện được B.52 - loại máy bay tối tân nhất của Mỹ lúc bấy giờ lại càng khó khăn gấp bội. Bởi mỗi lần xuất trận, B.52 của Mỹ không bay một mình mà có hơn chục chiếc máy bay khác bay xung quanh, mục đích là bảo vệ và gây nhiễu để ra-đa của ta không phát hiện được.
Với quyết tâm bằng mọi giá không để bị tập kích bất ngờ, kinh nghiệm đúc rút qua các trận đánh, kinh nghiệm chống nhiễu, đánh máy bay địch từ năm 1967 và nghiên cứu chống nhiễu mới từ năm 1969, Đại tá Nghiêm Đình Tích cùng đồng đội đã xây dựng ra quy trình xử trí, phát hiện B-52 mang tên "Độc đáo, sáng tạo và có một không hai". Chính quy trình này đã giúp quân đội ta chuẩn bị các phương án, phát hiện và hiệp đồng trong chiến dịch, sẵn sàng đánh B-52.
"Lúc đó chúng tôi có 6 máy thu sóng, nhưng khi B-52 bay trên bầu trời, tất cả sóng máy thu của ta đều bị nhiễu. Bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo, chúng tôi chỉ sử dụng 1 máy thu, sử dụng 2 ăng ten trên và dưới hợp lý để chế áp nhiễu. Lúc này, trên màn hình chỉ còn dải nhiễu B.52 rất nhẹ, nổi lên 3 điểm sáng bằng đầu tăm. Tức là chúng tôi đã phát hiện ra B.52. Chúng tôi đã báo chính xác về Hà Nội là B.52 đang kéo vào đánh phá miền Bắc để cho các đơn vị kịp thời chuẩn bị và sẵn sàng ứng chiến", Đại tá Nghiêm Đình Tích kể lại.
Trong đêm đầu tiên của chiến dịch, ngày 18/12/1972, lực lượng ra-đa đã phát hiện và báo động sớm cho Hà Nội trước 35 phút, tạo điều kiện cho Sở Chỉ huy chiến dịch phán đoán nắm chắc tình hình, sử dụng lực lượng chiến đấu. Các đêm sau đó do đã có kinh nghiệm, việc xác nhận có B-52 vào Hà Nội được chúng tôi cảnh báo sớm hơn, từ 35-50 phút. Vì vậy các cấp chỉ huy có điều kiện chủ động, chỉ huy đánh địch quyết liệt ngay từ những phút giây đầu tiên khi máy bay địch xâm phạm bầu trời Hà Nội.
Trong chiến dịch này, bộ đội Phòng không - Không quân, trước hết là bộ đội ra đa đã không để Tổ quốc bị bất ngờ trước chiến dịch tập kích đường không của địch, tạo điều kiện cho các binh chủng hoả lực đánh thắng B-52, đặc biệt là bộ đội tên lửa. Trong 34 chiếc B-52 bị bắn rơi, bộ đội tên lửa đã bắn rơi 29 chiếc.
Theo Đại tá Nghiêm Đình Tích, chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã mang về thắng lợi có ý nghĩa hết sức to lớn, từ chỗ Mỹ định sử dụng B-52 đánh để biến Hà Nội, Hải Phòng trở về thời kỳ đồ đá, gây hoang mang khủng khiếp cho nhân dân và ép Chính phủ ta phải ký Hiệp định Paris theo điều kiện của Mỹ, thì với thất bại này khiến Mỹ không thể tiếp tục, buộc phải ngừng chiến dịch và phải ký Hiệp định Paris theo điều kiện của ta. Chiến thắng này có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với Cách mạng Việt Nam, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chương trình còn có sự tham gia của những nhân chứng lịch sử: Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Phạm Tuân, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Trợ lý tên lửa, Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Di Niên, Đại tá Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đình Kiên.
Và còn rất nhiều câu chuyện của những con người đã làm nên Hà Nội 12 ngày đêm anh dũng, kiên cường bất khuất.
Mỗi câu chuyện của những nhân chứng lịch sử càng cho thấy tinh thần quả cảm, sự mưu trí, dũng cảm, quyết tâm giành thắng lợi của quân và dân Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không chính là bản hùng ca chiến thắng, một kỳ tích của sức mạnh tổng hợp toàn dân, từ thế trận lòng dân, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Riêng với Thủ đô, chiến thắng này trở thành biểu tượng rực rỡ của hào khí Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Cùng với những câu chuyện kể, âm nhạc sẽ là sợi dây xuyên suốt được sử dụng để kết nối và truyền tải nội dung.
Đó là các ca khúc: "Bản hùng ca một thời chiến thắng", "Hà Nội ngày trở về", "Bài ca Hà Nội", "Tiếng nói Hà Nội", "Hà Nội niềm tin hy vọng", "Hà Nội những đêm không ngủ", "Tên lửa ta đánh rất hay", "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"... với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng trong nước như NSƯT Hoàng Tùng, Thu Lan, Đinh Trang, Đông Hùng, Quỳnh Lan cùng Dàn hợp xướng Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Dàn nhạc Thính phòng Thăng Long và Vũ đoàn Hà Nội Trẻ.
Cầu truyền hình "Bản hùng ca chiến thắng" được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, H2, trên sóng FM 90 và các nền tảng số vào 20h ngày 17/12/2022.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 13:34