Tự hào những nữ nhân chứng lịch sử một thời kỳ hào hùng, oanh liệt của Hà Nội
Trong không khí sục sôi cách mạng của những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù hoàn cảnh hết sức khó khăn, địch khủng bố ráo riết, với lòng căm thù giặc cướp nước, không sợ gian nguy, không sợ bắt bớ tù đày, phụ nữ Hà Nội đã cùng nhân dân Thủ đô dũng cảm, kiên cường chiến đấu, giữ chân địch 60 ngày đêm trong thành phố, bảo vệ an toàn cho các cơ quan đầu não rút ra vùng tự do, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Họ vừa tích cực gây dựng cơ sở trong lòng địch, vừa trực tiếp tiêu diệt địch và đấu tranh toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc chiến tranh nhân dân, vừa hoạt động bí mật vừa kêu gọi chị em hướng về kháng chiến.
Lúc tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên mặt trận quân sự, lúc tham gia đấu tranh kinh tế, chính trị, văn hoá, nhận mọi nhiệm vụ, in ấn, cất giấu tài liệu, bảo vệ và nuôi giấu cán bộ, tham gia lực lượng tự vệ, nữ dân quân, giao thông liên lạc, làm công tác hậu cần phục vụ kháng chiến, tổ chức quần chúng đấu tranh bãi thị, bãi khoá, làm công tác dân vận, địch vận… chuẩn bị cho Ngày giải phóng Thủ đô.
Các bà, các mẹ là những nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô có mặt tại Chương trình Gặp mặt phụ nữ tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Hội LHPN Hà Nội tổ chức sáng 3/10 |
Gần đến ngày giải phóng, các chị lại vận động nhân dân không di cư, vận động lính nguỵ phản chiến quay về với cách mạng, tham gia canh gác đường phố, bảo vệ tài sản, cảnh giác với âm mưu phá hoại của địch, may hàng nghìn lá cờ, chuẩn bị biểu ngữ, khẩu hiệu, tổng vệ sinh sạch đẹp đường phố… chuẩn bị đón chào đoàn quân chiến thắng trở về.
Với một lòng tin tưởng sâu sắc vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Hà Nội, phụ nữ Thủ đô đã kiên cường, anh dũng, chịu đựng gian khổ, hy sinh, nhiều người đã không tiếc máu xương, hiến trọn tuổi thanh xuân, giữ trọn khí tiết bảo vệ tổ chức, bảo vệ cơ sở cách mạng, nêu tấm gương kiên trung, bất khuất.
Ngày 10/10/1954, chị em phụ nữ cùng quân và dân Hà Nội cờ hoa hân hoan đón mừng Ủy ban Quân chính và bộ đội vào tiếp quản Thủ đô.
Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ, với ý chí không gì lay chuyển được và tinh thần chiến đấu ngoan cường, thông minh, gan dạ, đầy sáng tạo của quân và dân ta, ngày 10/10/1954, Thủ đô được giải phóng, là sự kiện có ý nghĩa chính trị trọng đại - là mốc son lịch sử chói lọi, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội trân trọng trao Huy hiệu Bác Hồ cho các bà, các mẹ. |
Tại Chương trình Gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức sáng 3/10, bà Nguyễn Thị Thường (đoàn viên phụ nữ cứu quốc, đội Hoàng Diệu hoạt động nội thành) chia sẻ về những tháng năm bị tù đày: Ở Hỏa Lò địch tra tấn đủ các loại đòn, có lần bà bị cặp điện ở hai bên tai rồi quay điện. Điện giật mạnh bị rơi một bên, nhưng bà không sợ, bà bảo: “Này, rơi mất một bên rồi”. Ý chí kiên cường bất khuất của người nữ đoàn viên cứu quốc khiến kẻ địch kinh ngạc và cũng dở khóc dở cười. Từ đó địch không còn tra tấn bà nữa. Cho đến khi giải phóng Thủ đô, trao đổi tù binh bà được thả.
Bà Nguyễn Thị Thành Nhân, Trưởng ban liên lạc cán bộ phụ nữ tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô kể về công tác rải truyền đơn những ngày kháng chiến. Bà cùng các mẹ, các chị buộc truyền đơn vào những con chim bồ câu bán tại chợ Đồng Xuân. Bà Nhân chia sẻ: “Nhân dân luôn hướng về kháng chiến, mặc dù đó là công việc mạo hiểm, nếu bị địch bắt thì sẽ bị tra tấn, tù đày, nhưng các chị, các mẹ vẫn làm”.
Xúc động trước ý chí kháng chiến của các bà, các mẹ, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh chia sẻ: Những phụ nữ tiêu biểu, những người đã trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp và giải phóng Thủ đô, những nhân chứng lịch sử cho một thời kỳ hào hùng, oanh liệt của Hà Nội đã góp phần tô thắm trang sử vàng truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng.
Hoà bình lập lại, các bác, các bà, các mẹ tiếp tục là những cán bộ, đảng viên ưu tú, tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. |
Hoà bình lập lại, các bác, các bà, các mẹ tiếp tục là những cán bộ, đảng viên ưu tú, tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, hăng hái tham gia phong trào phụ nữ thi đua “5 tốt”, “3 đảm đang”, nhiều người giữ các cương vị lãnh đạo sở, ngành và các địa phương như bà Nguyễn Thị Thành Nhân, Trưởng ban liên lạc cán bộ phụ nữ tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô, Giám đốc Sở Quản lý ăn uống Hà Nội; bà Lê Thị Toan, nguyên Bí thư Đảng đoàn phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân tập thể Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố.
Đến nay khi tuổi đã cao, các bà, các mẹ vẫn tiếp tục giữ vững bản lĩnh chính trị, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, động viên con cháu thực hiện; là những tấm gương cho thế hệ phụ nữ hôm nay học tập và noi theo.
Với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, cho sự phát triển phụ nữ, các bác đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động, Huân chương Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Huy chương Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng như bà Lê Thị Toan, bà Công Thị Thu (nữ giao liên, tiểu đội trưởng, Trưởng ban cán sự phụ nữ xã);
Huy hiệu 70, 75 năm tuổi Đảng như bà Nguyễn Thị Mỹ, bà Nguyễn Thị Thường (đoàn viên phụ nữ cứu quốc, đội Hoàng Diệu hoạt động nội thành, chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Hỏa lò); bà Ngô Thị Ngọc Diệp (đoàn ca múa nhạc Tổng cục chính trị tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và giải phóng Thủ đô)…
Các bà, các mẹ là những nhân chứng lịch sử đã gặp mặt và cùng ôn lại chiến thắng hào hùng của Thủ đô. |
Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, truyền thống của Thủ đô anh hùng, tiếp bước các thế hệ phụ nữ đi trước, những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã bám sát nhiệm vụ chính trị, cụ thể hóa nghị quyết và các chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố. Vận dụng, sáng tạo tổ chức tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô như phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc" , xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch” đã được Trung ương Hội nhân rộng thành phong trào trong toàn quốc.
Cùng với đó là các phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân lao động, người tốt việc tốt, phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, "Phòng chống ma túy từ gia đình”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”… được thực hiện với hình thức đa dạng, phong phú thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia.
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc, tham gia xây dựng nông thôn mới, trật tự văn minh đô thị có chuyển biến tích cực với nhiều mô hình, cách làm hay. Các chương trình, đề án hỗ trợ cho sự phát triển của phụ nữ, vai trò của tổ chức Hội trong giám sát, phản biện xã hội được nâng lên đã góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, các thế hệ Phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Hà Nội nói riêng, đã nỗ lực vượt khó khăn gian khổ, đóng góp công sức vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Thủ đô và đất nước. 70 năm đã đi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một thời sôi sục ý chí cách mạng, một lòng quyết tử để Tổ quốc quyết sinh cho ngày ca khúc khải hoàn đón chào đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô còn âm vang mãi, là niềm tự hào của các thế hệ phụ nữ hôm nay.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28