Từ 31/10, sữa tươi, tổ yến cần giám sát vệ sinh thú y khi sử dụng làm thực phẩm
Đà Nẵng: Tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm năm 2022 Lan tỏa những mô hình an toàn thực phẩm |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 31/10/2022.
Về quy định về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm, theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT, đối tượng kiểm tra, giám sát gồm: 1- Động vật đưa vào giết mổ; 2- Thịt và sản phẩm thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh; 3- Mật ong tại các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh; 4- Các loại sản phẩm động vật khác khi có yêu cầu.
Sữa tươi, tổ yến cần giám sát vệ sinh thú y khi sử dụng làm thực phẩm. (Ảnh minh họa) |
Tại Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sửa đổi, bổ sung đối tượng giám sát gồm:
1- Động vật đưa vào giết mổ;
2- Thịt và sản phẩm thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh;
3- Sữa tươi nguyên liệu, mật ong, tổ yến tại các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;
4- Sản phẩm động vật nhập khẩu sử dụng làm thực phẩm;
5- Các loại sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm khác khi có yêu cầu.
Thông tư nêu rõ, kế hoạch, nội dung giám sát sản phẩm động vật xuất khẩu và nhập khẩu như sau: Hằng năm, Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí để thực hiện; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả giám sát, phân tích mẫu và kế hoạch thực hiện năm tiếp theo; ban hành văn bản thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sản phẩm động vật khi có yêu cầu; ban hành văn bản thông báo tới Cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu, yêu cầu điều tra nguyên nhân, có hành động khắc phục và gửi báo cáo cho Cục Thú y khi mẫu giám sát không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam.
Kế hoạch, nội dung giám sát sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước: Hằng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát và trình cơ quan có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện; phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch được phê duyệt.
Về việc lấy mẫu phân tích và kinh phí phân tích mẫu giám sát, theo Thông tư, Cục Thú y tổ chức thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí.
Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí.
Trường hợp cơ sở trong kế hoạch giám sát đã được phê duyệt có mẫu giám sát không bảo đảm yêu cầu theo quy định hiện hành hoặc cơ sở tham gia giám sát tự nguyện hoặc giám sát theo yêu cầu của nước nhập khẩu, chủ cơ sở phải chi trả chi phí phân tích mẫu giám sát;
Việc kiểm tra, giám sát mật ong thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong.
Hoạt động giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm được thực hiện như sau: Đối với động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm nhập khẩu: Thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm dịch. Đối với động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm xuất khẩu; vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Thực hiện đồng thời với hoạt động giám sát vệ sinh thú y cơ sở. |
Nên xem
Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2024
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Hàng loạt dự án bất động sản "đắp chiếu" kéo dài
Nghị định 147 sẽ thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam
Hà Nội: Đã rộn ràng không khí Giáng sinh
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội
Tăng mức tiền phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Tin khác
Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2024
Tiêu dùng 28/11/2024 22:42
EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
Tiêu dùng 26/11/2024 18:15
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Tiêu dùng 26/11/2024 10:00
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”
Tiêu dùng 25/11/2024 17:57
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26