Lan tỏa những mô hình an toàn thực phẩm
Xóa nỗi lo mất an toàn bữa ăn bán trú Tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý an toàn thực phẩm cho các trường có bếp ăn bán trú Đà Nẵng: Tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm năm 2022 |
Xây dựng thương hiệu gắn với an toàn thực phẩm
Năm 2013, trước những nỗi lo về thực phẩm mất an toàn, chị Trương Kim Hoa (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc) đã mạnh dạn áp dụng mô hình trồng rau theo phương pháp hữu cơ tại trang trại Hoa Viên.
Các sản phẩm rau hữu cơ của Trang trại Hoa Viên |
Sau mấy năm, những vạt đất rừng trơ trụi của xóm Dục (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất) được bao phủ một màu xanh của các loại rau sạch. Từ 5.000 m2 trồng rau hữu cơ ban đầu, đến nay diện tích đất trồng rau hữu cơ của Hoa Viên lên tới hơn 60ha.
Không chỉ trồng rau hữu cơ, trang trại Hoa Viên còn phát triển chăn nuôi theo mô hình khép kín từ khâu sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm. Thương hiệu rau, thịt Đại Ngàn của trang trại nhiều năm nay đã được các hệ thống siêu thị lựa chọn để đưa đến người tiêu dùng và dần trở nên thân quen với gian bếp của nhiều gia đình.
Điểm khác biệt ở trang trại Hoa Viên so với những khu vực chăn nuôi khác ở chỗ nước thải vệ sinh chuồng trại được xử lý không gây ô nhiễm môi trường. Trang trại Hoa Viên nuôi lợn rừng và tận dụng phân lợn, cỏ, rau già để nuôi trùn quế. Như một vòng tròn khép kín, trùn quế được trang trại sử dụng làm thức ăn cho lợn, còn phân trùn quế sử dụng để bón cho cây trồng.
Trang trại đã phát triển diện tích nhà nuôi trùn quế trên 20.000m2. Trang trại phát triển mở rộng sản xuất để có sản phẩm trùn giống, thịt và phân bón cung cấp cho các trang trại chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ trong cả nước… Với phương châm chỉ cung cấp ra thị trường những sản phẩm sạch gắn liền với bảo vệ môi trường, trang trại Hoa Viên đã thực hiện quy trình trồng rau hữu cơ cực kỳ nghiêm ngặt từ khâu chọn giống đến khâu thu hoạch. Các công đoạn nhổ cỏ, làm đất đều được đội ngũ người lao động ở Hoa Viên làm bằng tay…
Tương tự, nhận thấy hiện nay chất lượng mỳ đang bị thả nổi, có những nơi sử dụng phẩm màu, phấn rôm vào sản xuất, với mục tiêu đưa sản phẩm sạch đến với người tiêu dùng, Hợp tác xã Mỳ Chũ Xuân Trường (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đã đầu tư máy móc để sản phẩm ra đời nhanh hơn.
Trong quá trình sản xuất các sản phẩm, Hợp tác xã không sử dụng tạp chất, chất bảo quản, tuân thủ nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với mỳ trắng truyền thống, mỳ ngũ sắc được nhuộm hoàn toàn bằng các loại lá, quả, củ như gấc, hoa đậu biếc, vừng đen... Thay vì buộc mỳ bằng lạt tre, dây ni lông để thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, Hợp tác xã sử dụng sợi rơm đã được sấy khô bởi công nghệ của Nhật để bó mỳ thành từng bó nhỏ.
Các sản phảm của Hợp tác xã Mỳ Chũ Xuân Trường |
Ông Nguyễn Trung Thành, Giám đốc Hợp tác xã Mỳ Chũ Xuân Trường chia sẻ: “Mỳ Chũ vốn là sản phẩm làng nghề truyền thống của Bắc Giang, chúng tôi đầu tư vào để thay đổi hình ảnh, phát triển thương hiệu mỳ Chũ của Bắc Giang. Trong quá trình sản xuất, chúng tôi luôn tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đặt ra với mọi công đoạn từ chọn gạo đến xay, tráng, sấy, thái. Ngay cả việc chọn chất liệu nào để làm túi, đóng hộp cho sản phẩm cũng được Hợp tác xã rất chú trọng”.
Nâng cao nhận thức cho mỗi người dân
Không chỉ riêng các cá nhân, doanh nghiệp đặt yếu tố an toàn thực phẩm lên hàng đầu mà các đoàn thể, ban, ngành cũng luôn chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành, lựa chọn thực phẩm an toàn cho người kinh doanh, người tiêu dùng.
Quận Tây Hồ hiện có 1.600 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Với hơn 50% chị em phụ nữ tham gia làng nghề, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn cho các chủ hộ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn thực phẩm và thành lập 10 tổ liên kết hội viên phát triển nghề xôi truyền thống với hơn 300 hộ tham gia.
Hội phụ nữ quận đã chỉ đạo 8/8 phường tuyên truyền, vận động hội viên sản xuất, chế biến thực phẩm, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện 3 không (không sản xuất không an toàn, không giết mổ gia súc gia cầm không an toàn và không sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục cho phép trong sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm).
Đồng thời, Hội phụ nữ quận đã thành lập, cho ra mắt 45 Chi hội với các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm như mô hình “2 dao, 2 thớt”; “sử dụng làn nhựa đi chợ”; “không dùng đồ đựng thực phẩm làm từ nhựa, sử dụng hộp bảo quản thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, kinh doanh thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ” và “tủ lạnh an toàn”.
Ngoài ra, Hội Phụ nữ quận đã xây dựng 3 tuyến phố Nghi Tàm, Tô Ngọc Vân và Trích Sài thành tuyến phố kinh doanh ẩm thực an toàn; thành lập các tổ liên kết như tổ liên kết kinh doanh bán hàng ăn sáng, tổ liên kết kinh doanh nước giải khát.
Đó chỉ là 3 trong số rất nhiều các mô hình an toàn thực phẩm hiện đang được triển khai. Mặc dù mỗi nơi chọn lối đi riêng nhưng đều có điểm chung, yếu tố an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu.
Hiện nay, công tác quản lý an toàn thực phẩm đã chuyển sang quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã tích cực thúc đẩy các vùng chuyên canh, sản xuất thực phẩm an toàn gắn với xây dựng bản đồ sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm… Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, nhất là xuất phát từ việc còn tồn tại số lượng rất lớn các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Việc sản xuất nông sản thực phẩm còn manh mún, chưa nhiều sản phẩm được áp dụng công nghệ cao trong sản xuất.
Trong thời gian tới để gia tăng các sản phẩm an toàn cần tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ các yếu tố đầu vào. Cùng đó đẩy mạnh liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn quốc, đem lại lợi nhuận cho người trồng, kinh doanh và chất lượng cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46