Trường học an toàn phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Trường học là nơi thường xuyên tập trung đông người, đặc biệt là các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở là nơi các em nhỏ rất dễ bị hoảng loạn nếu như có cháy nổ xảy ra. Do vậy, tổ chức công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại trường học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Thực hiện mô hình thí điểm “Trường học an toàn phòng cháy, chữa cháy” Trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở giáo dục

Tiềm ẩn nguy cơ

Hiện nay, trong xây dựng và phát triển, các trường học đã được đầu tư cơ sở vật chất mới hoặc được cải tạo lại với quy mô, trang thiết bị, tiện nghi học tập và sinh hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Các trường học được chia thành nhiều khu riêng biệt như: Khu vui chơi giải trí, khu học tập (phòng học), khu phục vụ sinh hoạt (phòng ngủ, phòng ăn, phòng vệ sinh…), khu vực chế biến thức ăn (bếp nấu, kho chăn màn…), khu vực để xe. Tại một số trường học còn có khu vực ký túc xá dành cho học sinh nội trú.

Trường học an toàn phòng cháy, chữa cháy
Tuyên truyền kết hợp thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình).

Các trường học là nơi tập trung số lượng lớn học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ. Để duy trì công việc học tập, đào tạo, nghiên cứu cần một khối lượng lớn cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đó hầu hết là chất dễ cháy như bàn, ghế, bệ, bục, hồ sơ, tài liệu… tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ.

Bên cạnh đó, cháy nổ cũng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như do sơ xuất trong việc dùng lửa để nấu thức ăn, thực hành thí nghiệm, do vi phạm quy định về PCCC như hút thuốc, đốt cỏ rác... Đối với các trường mẫu giáo, tiểu học… học sinh chưa có khái niệm nhiều về mức độ nguy hiểm của lửa vì vậy thường hay dùng lửa để đùa nghịch...

Ngoài ngọn lửa trực tiếp gây ra cháy thì việc sử dụng các thiết bị điện cũng có thể làm phát sinh nguồn nhiệt. Ở các trường học luôn có nhu cầu lớn về việc dùng điện, chẳng hạn dùng điện để tiến hành thí nghiệm, chiếu sáng, đun nấu, sưởi ấm, là quần áo, chăn màn cho học sinh. Quá trình sử dụng thiết bị điện quá công suất chịu tải của dây dẫn và các thiết bị bảo vệ, sử dụng sai quy định gây ra các hiện tượng quá tải, lâu ngày không kiểm tra đường dây dẫn điện nên bị chạm chập…

Đẩy mạnh tuyên truyền

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC, thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, chủ động trong công tác PCCC. Theo đó đã lồng ghép các kiến thức về PCCC vào giờ học chính khóa, sinh hoạt dưới cờ, tập huấn, hoạt động ngoại khóa...

Chẳng hạn, giữa tháng 5, Trường Trung học cơ sở Yên Sở (quận Hoàng Mai) đã phối hợp với Công an quận Hoàng Mai tổ chức tuyên truyền kỹ năng PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho gần 1.000 giáo viên và học sinh. Tại buổi tuyên truyền, các học sinh được tìm hiểu những kiến thức cơ bản về công tác PCCC, mối nguy hiểm của cháy nổ đối với cuộc sống con người, sự cần thiết của kiến thức PCCC đối với mỗi công dân; đồng thời được nghe khuyến cáo các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra trong trường học, các biện pháp phòng ngừa cháy nổ… Các thầy cô giáo và học sinh cũng được trải nghiệm xử lý những tình huống thực tế khi có đám cháy xảy ra trong phòng học, phòng kín, hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy bằng bọt, khí, thực hành dập tắt đám cháy…

“Đây là một trong những hoạt động thường xuyên của nhà trường để nâng cao ý thức tuân thủ PCCC. Học sinh cũng như giáo viên được thực hành sử dụng bình chữa cháy dưới sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Công an quận. Chúng tôi hy vọng, qua các hoạt động này sẽ ngày càng bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức, kỹ năng quan trọng cho cả giáo viên và học sinh”, Hiệu trưởng Trung học cơ sở Yên Sở Đỗ Thu Hà chia sẻ.

Tương tự, tại Trường Mầm non Liên Bạt (huyện Ứng Hòa), Hiệu trưởng Đỗ Thị Hòa cho biết, từ nhiều năm nay, nhà trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác PCCC; đồng thời thường xuyên tuyên truyền về PCCC vào giờ đón trả trẻ và các buổi họp phụ huynh, tổ chức các hoạt động trải nghiệm về kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn...

Hay như tại quận Ba Đình, theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Lê Đức Thuận, đơn vị đã chủ động phối hợp với Công an quận tổ chức các lớp tập huấn PCCC trực tiếp, trực tuyến thu hút hàng nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học trên địa bàn tham gia. Bài giảng phù hợp với đặc điểm, tính chất, tình hình thực tế về công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ tại các trường học, bảo đảm truyền đạt đúng, đủ các nội dung cần thiết để triển khai thực hiện công tác PCCC.

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. Thông tư quy định, đối với giáo dục mầm non: Lồng ghép kiến thức, kỹ năng PCCC và cứu nạn, cứu hộ thông qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa thông qua hoạt động giáo dục phát triển thể chất.

Đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên: Lồng ghép trong nội dung các bài học của môn học trong chương trình giáo dục chính khóa; thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trong các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt hè.

Đối với giáo dục đại học: Lồng ghép trong môn học giáo dục quốc phòng an ninh và các hoạt động ngoại khóa; phối hợp với các đơn vị có chức năng trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ tổ chức hoạt động đào tạo, thực hành, diễn tập phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các nhà trường.

Vừa qua, Ủy ban nhân dân quận cũng đã hoàn thành việc triển khai mô hình thí điểm “Trường học an toàn PCCC” tại Trường Tiểu học Kim Đồng (phường Giảng Võ) và Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương (phường Quán Thánh). Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng Nguyễn Thị Vân Anh cho biết, mô hình với mục tiêu tạo được nền tảng kiến thức về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cũng như kỹ năng xử lý tình huống cháy nổ khi xảy ra… Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh các cấp học cần được tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng PCCC và cứu nạn, cứu hộ gắn với nội dung học tập.

“Đây là một trong những kiến thức hết sức quan trọng giúp các em học sinh có thêm hành trang cơ bản để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh...”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng nhấn mạnh.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng cũng cho biết, nhằm nâng cao nhận thức về công tác PCCC cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, ứng phó kịp thời với các tình huống cháy nổ có thể xảy ra, nhà trường đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng PCCC bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; đồng thời hướng dẫn học sinh cách thức xử lý khi phát hiện ra cháy, những việc cần làm khi xảy ra cháy và phương pháp thoát nạn trong đám cháy.

Chủ động PCCC không bao giờ là thừa bởi chỉ cần một phút lơ là, chủ quan, ngọn lửa có thể thiêu rụi tài sản và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. Đối với các trường học, để công tác PCCC thực sự đem lại hiệu quả, chính quyền các địa phương cần chủ động phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra; chỉ đạo, quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống PCCC theo đúng Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước; thực hiện đầy đủ quy định về thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với các công trình được cải tạo, mở rộng và xây mới.

Trong đó, đặc biệt chú ý vấn đề giải pháp về lối thoát nạn, hệ thống điện, các trang thiết bị PCCC...; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các trường học đối với công tác PCCC; từng bước đưa kiến thức an toàn PCCC vào chương trình dạy học nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng thoát nạn khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...

Tin khác

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động