Trước tốc độ già hóa dân số nhanh: 3 phương án điều chỉnh mức sinh
Truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ CNLĐ | |
Quan tâm việc nâng cao chất lượng dân số Thủ đô |
Ông Nguyễn Văn Tân - Phó tổng Cục trưởng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế - cho biết: Bộ đề xuất 3 phương án điều chỉnh mức sinh.
Nới lỏng chính sách cho sinh nhiều con dễ bùng nổ dân số? |
Phương án 1: Duy trì mức sinh như hiện nay càng lâu càng tốt. Theo đó, sẽ vận động mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con mà không quy định thành luật với chính sách linh hoạt.
Những địa phương đang sinh nhiều con (hơn 3 con) thì vận động sinh ít đi để có điều kiện nuôi dạy tốt hơn. Ngược lại, những nơi có tỉ lệ sinh thấp thì phải vận động nâng mức sinh lên như khu vực Đông Nam Bộ.
Phương án 2: Tiếp tục chính sách sinh ít hơn 2 con, khẩu hiệu mỗi cặp vợ chồng sinh 1-2 con, nhằm tiếp tục giảm mức sinh, giảm tốc độ gia tăng dân số, nhằm giảm bớt đầu tư cho an sinh xã hội.
Phương án 3: Cho đẻ thoải mái, không vận động, không cấp phương tiện tránh thai miễn phí (hiện một nửa cấp miễn phí).
Cũng theo ông Tân, khi đưa ra 3 phương án, Bộ Y tế đã phân tích ưu – nhược điểm của từng phương án. Với phương án 3, nhiều chuyên gia lo ngại dân số tăng trở lại. Do đó, Bộ Y tế ủng hộ phương án 1, tiếp tục duy trì mức sinh thay thế, kiểm soát những vùng có mức sinh cao và nâng cao mức sinh ở những vùng thấp.
TS Nguyễn Quốc Anh - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu (Tổng cục DS-KHHGĐ) bày tỏ quan điểm: “Tôi ủng hộ phương án 1. VN đã đạt mức sinh thay thế 2,1 con (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) - đây là mức lý tưởng nhưng chưa thật sự ổn định. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) sẽ đạt cực đại vào năm 2020-2025 (khoảng 25-26 triệu). VN chưa thể thả lỏng chính sách dân số".
Cũng theo TS Quốc Anh, nếu nới lỏng mức sinh, tỷ lệ sinh VN sẽ tăng trở lại, kịch bản bùng nổ dân số những năm sau khi ban hành Pháp lệnh Dân số 2003 sẽ lại xảy ra và có thể trầm trọng hơn. Dân số là mẫu số của phát triển KT-XH. Chất lượng sống không thể tăng lên nếu chúng ta để mẫu số “tăng lên”, trong khi tử số là phát triển KT-XH không tăng tương xứng. Theo kinh nghiệm các nước, phải 20 năm nữa VN mới có thể thay thế chính sách điều chỉnh mức sinh.
Trước thông tin trên, chị Lan Phương ở quận Cầu Giấy đang có 2 con gái cho biết: Cho sinh thoải mái tôi cũng không dám đẻ. Với mức thu nhập hiện nay, tôi nuôi 2 con đã vất vả rồi.
Cùng quan điểm trên, nhiều người được hỏi đều cho rằng không nên nới lỏng mức sinh bởi tình trạng nới lỏng sinh khiến việc sinh con thứ ba tăng mạnh trở lại. Điều này rất nguy hiểm.
Theo L.Hà/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36