Biểu dương 100 người cao tuổi vận động con, cháu thực hiện tốt chính sách dân số
Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10) và Tháng hành động quốc gia về người cao tuổi.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Văn Chung - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, để người già yên tâm “sống vui, sống khỏe, sống có ích”, Đảng và Nhà nước cũng như thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình và xã hội, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Người cao tuổi tiêu biểu trên địa bàn huyện Gia Lâm vận động con, cháu thực hiện tốt chính sách dân số được biểu dương tại hội nghị. |
Năm 2023, Thành phố triển khai thực hiện tại 30/30 quận, huyện, thị xã bao gồm: 42 mô hình chăm sóc người cao tuổi ở cộng đồng (13 mô hình năm thứ nhất và 29 mô hình năm thứ hai) tại 42 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã; 40 câu lạc bộ người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe tại 40 xã của 09 huyện. Tỉ lệ khám sức khỏe thông thường định kỳ cho người cao tuổi năm 2023 là 88,79% (tăng 2,4% so với năm 2022, vượt chỉ tiêu Thành phố giao năm 2023 là 87%).
Mới đây, dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ từ giai đoạn 2022 - 2024 triển khai tại Hà Nội đã lựa chọn phường Bồ Đề (quận Long Biên) và xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) để triển khai Dự án, hướng dẫn các bài tập tránh ngã cho người cao tuổi với mong muốn hỗ trợ người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích.
Các mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người cao tuổi được tổ chức nhằm mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Chia sẻ về công tác dân số và phát triển của huyện Gia Lâm, ông Trương Văn Học - Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Gia Lâm cho biết, trong nhiều năm qua, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Gia Lâm luôn quan tâm và coi trọng công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, triển khai thực hiện các hoạt động nhằm phát huy vai trò của người cao tuổi trên địa bàn. Toàn huyện có 41.443 người cao tuổi và 205 câu lạc bộ văn hóa, thể dục thể thao dành cho đối tượng này.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên công tác dân số của huyện vẫn còn tồn tại một số thách thức như tâm lý muốn sinh con thứ 3 và lựa chọn sinh con trai vẫn đang tiềm ẩn trong một bộ phận không nhỏ người dân, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản còn hạn chế.
Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi luôn được Thành phố quan tâm triển khai với các giải pháp đồng bộ. |
Để khắc phục những khó khăn trên, ông Trương Văn Học đề nghị Ban Chỉ đạo công tác Dân số huyện và các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan tăng cường sự tham gia của các cấp, ngành và người cao tuổi trong việc thực hiện các nội dung trọng tâm về công tác dân số; đẩy mạnh và đổi mới phương thức truyền thông về dân số và phát triển; tăng cường phối hợp liên ngành trong triển khai các hoạt động dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng trong công tác dân số…
Tại hội nghị, 100 người cao tuổi trên địa bàn huyện Gia Lâm vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số được biểu dương. Hoạt động ý nghĩa này vừa thể hiện lòng biết ơn, vừa thể hiện cam kết chăm lo hơn nữa cho đời sống vật chất, tinh thần của người cao tuổi, đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Thanh Dũng - Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) cho rằng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam còn nhiều hạn chế, tuy tuổi thọ trung bình cao (73,7 tuổi) nhưng tuổi thọ bình quân khoẻ mạnh thấp, chỉ đạt 63,2 tuổi khoẻ mạnh với nam và 70 tuổi ở nữ; khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là các bệnh mạn tính không lây.
Để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, theo ông Lê Thanh Dũng cần sự tập trung, nỗ lực nhiều hơn nữa của toàn bộ hệ thống chính trị theo một định hướng, mục tiêu thống nhất cùng với các giải pháp đồng bộ. Điều này nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, pháp luật về người cao tuổi; bảo đảm cho người cao tuổi được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng cao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin khác
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Xã hội 13/11/2024 11:33
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh
Cộng đồng 12/11/2024 06:22