Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Hà Nội ghi nhận thêm 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định, hiện đang là giai đoạn cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết hằng năm (từ tháng 9 đến tháng 11) với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, kết hợp mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội kiểm tra giám sát phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Quốc Oai.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 25/10 đến ngày 31/10), toàn Thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước. Số ca mắc phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 74 ca mắc; Cầu Giấy, Thanh Oai đều ghi nhận 43 ca; Nam Từ Liêm 41 ca; Đống Đa 36 ca; Ba Đình 33 ca… Cộng dồn 2024 toàn Thành phố ghi nhận 5.677 trường hợp, không ghi nhận ca tử vong, giảm 80% so với cùng kỳ 2023.

Về ổ dịch sốt xuất huyết, trong tuần ghi nhận 26 ổ dịch tại 13 quận, huyện: Thanh Oai 5 ổ dịch; Hoàn Kiếm 4 ổ dịch; Phú Xuyên 3 ổ dịch; Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Gia Lâm, Phúc Thọ mỗi nơi 2 ổ dịch; Ba Đình, Đan Phượng, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Thanh Trì mỗi nơi 1 ổ dịch. Cộng dồn 2024, Hà Nội có 301 ổ dịch, còn 48 ổ dịch đang hoạt động.

Trước tình hình trên, hàng tuần ngành Y tế Hà Nội đã tích cực triển khai, thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh. Trong đó, chú trọng theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, bệnh để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống; tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch có nhiều bệnh nhân…

Chủ động các biện pháp phòng ngừa

Tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng. Bởi vậy các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là và đặc biệt cần có biện pháp phòng, chống kịp thời với loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Chia sẻ về bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) cho biết: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên qua đường muỗi truyền. Thông thường, dịch sốt xuất huyết cứ 4 - 5 năm lại có đợt dịch bùng phát. Năm nay, sau bão, sau mưa lũ, sức đề kháng của con người suy giảm và môi trường sau bão lũ không sạch, nhiều ao tù nước đọng là điều kiện cho loăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển… nên nguy cơ sẽ lại tiếp tục bùng phát dịch sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Giữa các tuýp không có sự miễn dịch chéo với nhau, nên một người có thể mắc nhiều lần và lần bị sau sẽ nặng hơn những lần trước. “Cơ chế gây bệnh của sốt xuất huyết là gây viêm và các độc tố làm cho các mạch máu của người bệnh bị tổn thương và tăng tính thấm thành mạch. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sẽ bị thoát huyết tương trong thành mạch máu ra ngoài. Khi đó máu người bệnh sẽ bị cô lại, gây rối loạn đông máu, tuần hoàn bị giảm, huyết áp giảm, trụy tim mạch… nhiều trường hợp có thể bị tử vong”, bác sĩ Hoàng thông tin.

Hiện sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, để tích cực, chủ động phòng bệnh cho bản thân, gia đình và xã hội, bác sĩ Hoàng khuyến cáo người dân cần thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng bệnh như phát quang bụi rậm, vệ sinh môi trường sạch sẽ xung quanh nơi ở. Ngăn ngừa muỗi đốt bằng cách ngủ màn, thoa kem chống muỗi, mặc quần áo dài tay, phun hóa chất diệt muỗi. Đặc biệt, tiêm phòng vắc xin sốt xuất huyết được xem là loại vũ khí đắc lực trong phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, nâng cao hiệu quả phòng bệnh và tạo miễn dịch bền vững.

Hiện Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc. Vắc xin do hãng dược phẩm Takeda nghiên cứu và phát triển trong gần 45 năm, đã được triển khai tiêm rộng rãi tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Trước đó, vắc xin sốt xuất huyết được Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cấp phép lưu hành vào tháng 5/2024. “Bởi vậy với những người có yếu tố nguy cơ cao, sức đề kháng kém, đã từng mắc sốt xuất huyết… nên tiêm vắc xin phòng bệnh”, bác sĩ Hoàng cho biết thêm.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: Sốt xuất huyết diễn biến khó lường và phức tạp, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao hơn là trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính, béo phì… Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê. Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu. Người mẹ có thể bị chảy máu khó cầm, tiền sản giật, tổn thương chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ gây nguy hiểm tính mạng.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.

Tin khác

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Xem thêm
Phiên bản di động