Trước ngày công bố danh sách NNND, NNƯT: Băn khoăn… hậu vinh danh

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, danh sách nghệ nhân được xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú (NNƯT), nghệ nhân nhân dân (NNND) về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể sẽ được công bố. Đây là một tin mừng cho các nghệ nhân dân gian sau hơn chục năm chờ đợi. Tuy nhiên, vấn đề đãi ngộ các nghệ nhân sau khi được vinh danh trở thành mối quan tâm của dư luận.
Danh hiệu chẳng để làm gì nếu không được diễn

“Dài cổ” vì chính sách

Được biết, trong tổng số 737 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NNƯT, NNND của 57 hội đồng cấp tỉnh gửi về, có 618 hồ sơ đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu NNƯT, NNND cấp bộ. Ba tỉnh thành có hồ sơ được thông qua nhiều là Kon Tum (43 hồ sơ), Hà Nội (39 hồ sơ), Nghệ An (39 hồ sơ), chủ yếu là về nghệ thuật trình diễn dân gian. Địa phương có ít hồ sơ được thông qua là Đắk Lắk với một hồ sơ về ngữ văn dân gian. Hiện, danh sách 618 hồ sơ này đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ VHTT&DL để tiếp tục lấy ý kiến nhân dân trước khi hội đồng chuyên ngành cấp bộ hoàn thành hồ sơ trình hội đồng cấp nhà nước.

Theo thông tin của Vụ Thi đua khen thưởng, hồ sơ được lựa chọn dựa trên kết quả bỏ phiếu và kiểm phiếu công khai. 119 hồ sơ không được thông qua là những hồ sơ mô tả tri thức kỹ năng di sản phi vật thể của các nghệ nhân đang nắm giữ quá sơ sài, số lượng truyền dạy học trò tiêu biểu không rõ. Một số trường hợp nghệ nhân được đào tạo ở các trường nghệ thuật, theo quy định họ không thuộc đối tượng được xét tặng. Có nghệ nhân đã được phong tặng các danh hiệu khác nên không được xét tặng danh hiệu lần này.

Trước ngày công bố danh sách NNND, NNƯT: Băn khoăn… hậu vinh danh
Nghệ nhân ca trù Nguyễn Phú Đẹ trong lần biểu diễn chầu hát Cửa đình

Xung quanh việc xét tặng, phong danh hiệu đã có không ít những ý kiến trái chiều. Nổi cộm vẫn là thời gian đợi chờ quá lâu trong suốt hàng chục năm qua bởi những quy chế, quy định rườm rà, không thống nhất của các cơ quan quản lý. Theo GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, nguyên do của sự chậm trễ này là bởi sự nhùng nhằng, không thống nhất giữa Bộ Công Thương và Bộ VHTT&DL. Cụ thể, năm 2009, việc phong tặng nghệ nhân được thực hiện theo Luật Thi đua khen thưởng quy định rõ là chỉ xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công truyền thống, đồng thời việc phong tặng được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương làm, chứ không phải là Bộ VHTTDL.

Ở nước ta, các nghệ nhân đều đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, có cụ 80, 90 tuổi. Có những nghệ nhân tuổi cao, sức yếu không chờ nổi các thủ tục hành chính và qua đời ngay cả khi hồ sơ của họ đã lọt qua hội đồng cấp bộ để lên hội đồng cấp nhà nước.

Sau đó Chính phủ đã sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Thi đua khen thưởng giao cho Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương cùng soạn thảo nghị định về việc tổ chức xét danh hiệu NNND, NNƯT thống nhất theo nguyên tắc: Bộ Công Thương vẫn tiếp tục triển khai việc xét NNND, NNƯT cho các cá nhân trong lĩnh vực nghề thủ công truyền thống; Bộ VHTTDL tổ chức xét phong tặng danh hiệu NNND, NNƯT cho các cá nhân hoạt động trong 6 lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể gồm: “Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xét tặng nảy sinh những vấn đề không thống nhất. Trong đó theo đề nghị của Bộ Công Thương, một nghệ nhân không được xét tặng ở cả hai hội đồng của hai bộ.

Băn khoăn… hậu vinh danh

Theo Vụ Thi đua khen thưởng, sau khi nghệ nhân nhận danh hiệu sẽ được một khoản tiền thưởng. Bên cạnh đó, Bộ VHTT&DL đã làm việc với Bộ LĐTB&XH đề xuất một số chính sách hỗ trợ các nghệ nhân như trợ cấp cho các nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn từ 100.000- 200.000 đồng/tháng; bảo hiểm y tế; trợ cấp mai táng phí khi các cụ qua đời. Bên cạnh đó, Bộ sẽ kêu gọi, đề nghị các địa phương có những chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân.

Theo GS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, trong thời gian chờ được Nhà nước phong tặng danh hiệu, Hội đã phải tự phong danh hiệu nghệ nhân dân gian trong phạm vi nội bộ. Danh phong này chỉ mang lại danh dự, góp phần khích lệ, động viên chứ không được hưởng bất kỳ một quyền lợi nào.

Được biết, ở Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc một số các nước ASEAN, các di sản văn hóa phi vật thể cũng có lúc rơi vào tình trạng bị mai một. Song nhờ sự quan tâm đúng mực đến đời sống, chế độ chính sách như được tham gia BHXH, được khám sức khỏe định kỳ,…mà họ yên tâm bám nghề. Các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ thất truyền vì thế đã được phục hồi và phát triển. Còn ở nước ta, các nghệ nhân đều đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, có cụ 80, 90 tuổi. Có những nghệ nhân tuổi cao, sức yếu không chờ nổi các thủ tục hành chính và qua đời ngay cả khi hồ sơ của họ đã lọt qua hội đồng cấp bộ để lên hội đồng cấp nhà nước. Về vấn đề này, Vụ Thi đua khen thưởng cũng phải thừa nhận, ở đợt xét tặng danh hiệu này hội đồng cấp Bộ cũng gặp phải trường hợp của một nghệ nhân dân tộc Thái, sinh năm 1933, ở Phong Thổ, Lai Châu. Theo đúng hồ sơ của địa phương đưa lên thì cụ mất trước lúc hoàn thiện hồ sơ ở cấp cơ sở.

Tuy nhiên theo quy định của Nghị định số 62/2014 về xét tặng danh hiệu NNƯT, NNND trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thì không có một trường hợp nào được đặc cách nên hội đồng cấp bộ buộc phải chấp hành đúng là không xét tới trường hợp này. Đây quả là điều đáng tiếc cho các nghệ nhân - những người đã gắn cả cuộc đời cho việc “giữ lửa” di sản. GS Ngô Đức Thịnh cho biết, hiện nay nhiều ý kiến đang đề nghị phải có một hình thức đãi ngộ xứng đáng cho những nghệ nhân qua đời trước khi nhận được danh hiệu để các cụ khỏi thiệt thòi. “Bởi đây là lỗi từ phía cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải lỗi của các nghệ nhân”, GS Ngô Đức Thịnh nói.

Việc chờ đợi được vinh danh trong thời gian hơn chục năm đã là khoảng thời gian dài đối với các nghệ nhân, nhất là những nghệ nhân cao tuổi. Giờ đây nếu lại tiếp tục để họ phải chờ đợi cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc rồi thống nhất các chế độ đãi ngộ thì không biết còn bao nhiêu nghệ nhân “kiên trì” đến ngày ấy. Danh hiệu là rất cần thiết, song làm thế nào để các nghệ nhân được hưởng niềm vui trọn vẹn mới là cái đích của “nghệ thuật vị nhân sinh”.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

(LĐTĐ) Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Mỗi người dân chung tay xây dựng đường sạch, Hồ Tây không rác

Mỗi người dân chung tay xây dựng đường sạch, Hồ Tây không rác

(LĐTĐ) Sáng 27/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Ban Quản lý Hồ Tây đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự đô thị xung quanh Hồ Tây năm 2024.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đại hội Thể thao học sinh Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) -Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024, môn Vovinam Việt Võ Đạo - Cúp Nestlé MILO lần thứ VII vừa chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TPHCM), thu hút gần 1.500 vận động viên tham gia tranh tài.
Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

(LĐTĐ) Ở nửa cuối năm 2024, bất động sản dự kiến phục hồi với nhiều cải cách thể chế được thực hiện như Luật Đất đai năm 2023 có hiệu lực thực thi, trái phiếu doanh nghiệp có tín hiệu tốt từ cuối năm 2023.
Sơn Tây: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

Sơn Tây: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Ủy ban nhân dân thị xã và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân; khai mạc Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) thị xã năm 2024.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” được duy trì liên tục, rộng khắp đã thực sự là động lực thúc đẩy, động viên nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì tích cực tham gia, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của địa phương và đơn vị.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Xem thêm
Phiên bản di động