Trung tâm thương mại đìu hiu và nỗi buồn mất chợ truyền thống

Chợ trong các trung tâm thương mại và bản thân các trung tâm thương mại đa chức năng đều hoạt động không hiệu quả.

Ngày nay, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng văn minh, hiện đại, nhiều chợ truyền thống đã được quy hoạch để phù hợp hơn với sự phát triển của đô thị. Tuy nhiên, việc các trung tâm thương mại ế ấm và chợ truyền thống thì "đìu hiu" đã đặt ra bài toán về mô hình nào cho phù hợp với nhu cầu mua sắm của phần đông khách hàng.

Chợ cao cấp ế ẩm

Trên địa bàn Hà Nội, một số chợ truyền thống trước đây vốn rất đông đúc, sau khi chuyển đổi công năng để phù hợp hơn với sự phát triển của Thủ đô, đến nay đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế.

Trung tâm thương mại (TTTM) Hàng Da Galleria, sau một thời gian đóng cửa để tái cơ cấu, nhưng cũng không cải thiện được thực trạng. Dù chợ này đã chọn lựa phương án bán hàng truyền thống và các đặc sản vùng miền nhằm phù hợp với túi tiền của người dân, song thực tế vẫn ì ạch.

Chị Đào thị Thanh, nhân viên bán hàng chợ Hàng Da chia sẻ: “Tình trạng ế ẩm vẫn xảy ra thường xuyên, có ngày chẳng có khách nào đến thăm cửa hàng”.

Theo một số nhân viên bán hàng tại TTTM Hàng Da, hiện nay Ban quản lý chợ đang thu hút các chủ cửa hàng bằng cách miễn tiền thuê cửa hàng, chỉ phải đóng tiền dịch vụ. Chính sách thu hút là vậy nhưng hiện nay tại TTTM Hàng Da vẫn còn rất nhiều gian hàng trống.

Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu việc bình dân hóa các mặt hàng có phải là phương án tối ưu và chắc thắng? Sự ế ẩm có thể thấy rõ ở những gian hàng còn trống ở tầng 1, tầng 2 và sự lèo tèo của lượng khách lui tới tại TTTM Hàng Da.

Tại chợ Cửa Nam, dù trưng biển là chợ, nhưng chúng tôi tìm mỏi mắt mới thấy một cửa hàng thực phẩm tiện ích ở dưới tầng hầm. Trong cửa hàng, thực phẩm cũng không phong phú. Chúng tôi lang thang cả 3 tiếng đồng hồ trong cửa hàng này cũng không thấy một bóng người nào vào “chợ” mua thực phẩm.  Đã thế, để đi xuống được “chợ” Cửa Nam, người mua còn phải vòng vèo xuống đến mấy tầng hầm để gửi xe và phải bước mỏi chân xuống dưới tầng hầm mới mua được hàng.

Theo một nam nhân viên trực điện thoại tại chợ Của Nam, việc ế ẩm ở đây phải tính bằng tuần chứ không phải bằng ngày. Bên cạnh đó, các tiểu thương muốn thuê gian hàng là không thể bởi chợ này chỉ có một chủ. Và chủ duy nhất được mở “siêu thị” tại tầng hầm của chợ.

Chợ Cửa Nam

 Cải tạo chợ truyền thống: Cần phải rút kinh nghiệm

Một thực tế đáng buồn là nhiều chợ truyền thống trước đây từng tấp nập người ra vào buôn bán, sau khi chuyển đổi mô hình sang thành TTTM, vắng vẻ và không còn là chợ truyền thống theo đúng nghĩa nữa.

Dù các TTTM hiện nay đều nằm ở vị trí đắc địa như chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam… nhưng chợ trong TTTM lại rất ế ẩm.

Trước đây, nhiều ý kiến từng đưa ra là không nên cải tạo chợ truyền thống thành nơi có quá nhiều tiện ích hiện đại. Như vậy sẽ không còn gọi là chợ truyền thống nữa. Thực tế cũng đã chứng minh rằng, sau khi cải tạo, chợ truyền thống đã mất hẳn đi, chợ cóc, chợ tạm lại có cơ hội mọc lên khắp nơi.

Chị Lan Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty BĐS cho rằng, việc mở các TTTM thay thế vào chợ truyền thống là không hợp lí. Trước đây người dân có thể ngồi trên xe mua được mớ rau, con cá còn bây giờ họ phải gửi xe rồi đi tận xuống dưới tầng hầm mới có thể mua được. Tâm lí chung là ngại vì mất thời gian. Hơn nữa, nhiều chợ sau khi cải tạo đã biến thành siêu thị, mà thực phẩm ở siêu thị thì thường không được tươi như đồ ở chợ…

Đứng ở góc độ quản lí chợ lâu năm, ông Nguyễn Văn Đồng, nguyên Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho rằng: “Tất cả chợ truyền thống cần giữ lại được cái cốt lõi, bản chất chợ truyền thống của người Việt. Dù trong điều kiện đô thị phát triển phải cải cạo nâng cấp, nhưng nên giữ lấy bản chất. Chợ là nơi để cả người sản xuất và làm thương mại đều đem hàng đến bán. Ngoài ra, chợ còn là nơi mà cả người mua, người bán còn giao lưu trao đổi gặp gỡ. Nếu xây dựng để thành siêu thị thì không còn là chợ truyền thống nữa.

Ngoài ra, theo tôi, xây dựng, cải tạo chợ truyền thống nên có mô hình mẫu để chợ truyền thống đạt yêu cầu cổ truyền, chỉ 1 - 2 tầng thôi, vừa hiện đại mà vẫn đảm bảo chức năng của chợ. Phù hợp với điều kiện sống, tập quán tiêu dùng của người dân. Chợ phải bình dân, thuận lợi để mọi tầng lớp có thể vào mua bán. Đó là lí do vì sao chợ tạm, chợ cóc luôn đông người mua bán dù điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo.

Chợ truyền thống không phải mua bán cầu kì, không phải đi bằng thang máy… vì vậy cơ quan chức năng đã cải tạo, nâng cấp cần phải xây dựng mô hình chợ hợp lí”.

Cũng theo ông Đồng, không thể xây dựng chợ truyền thống như chợ Xanh ở Cầu Giấy hiện nay, nhưng cũng không nên xây quá nhiều chức năng trong 1 tòa nhà như: siêu thị trong tòa nhà, văn phòng cho thuê, rồi cả nhà ở… trong khi chợ nhét ở hầm. Như vậy là mất đi giá trị truyền thống.  Phải cải tạo theo văn minh nhưng không có nghĩa là tích hợp nhiều chức năng quá.

Để có được mô hình chợ phù hợp với sự phát triển và đô thị, cơ quan chức năng cần phải đưa ra một mô hình chợ có thể đáp ứng với nhu cầu hiện đại, nhưng cũng cần phải đáp ứng cả về nhu cầu dân sinh. Thành phố đang cải tạo, xây dựng chợ theo Đề án phát triển, nhưng quá trình hoạt động, nếu không hiệu quả cần phải rút kinh nghiệm để khi cải tạo, xây dựng các chợ còn lại hợp lí hơn. Nếu không đánh giá, rút kinh nghiệm đầy đủ thì các chợ truyền thống còn lại sau này sẽ lại rơi vào cảnh chợ chiều như hiện nay./.

Theo Minh Đức/ VOV.VN

Nên xem

Trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh

Trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh

(LĐTĐ) Ngày 28/5, Đảng bộ Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Cháy nhà hàng lẩu trên phố Hàng Hành

Cháy nhà hàng lẩu trên phố Hàng Hành

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại nhà hàng lẩu (số 12 phố Hàng Hành, quận Hoàn Kiếm Hà Nội). Người dân và lực lượng chữa cháy tại chỗ đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp kịp thời khoanh vùng, không để cháy lan và dập tắt hoàn toàn sau 15 phút.
Đề xuất tiếp tục giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí

Đề xuất tiếp tục giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đề xuất giảm lệ phí cấp hộ chiếu, căn cước công dân, phí trong lĩnh vực y tế, chứng khoán... nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức giảm dự kiến 10-50%, áp dụng với tổng cộng 36 khoản phí, lệ phí.
Cơ hội rộng mở con đường du học và nghề nghiệp quốc tế

Cơ hội rộng mở con đường du học và nghề nghiệp quốc tế

(LĐTĐ) Chiều 27/5, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề “Cơ hội du học và định hướng nghề nghiệp quốc tế cho sinh viên đại học hình thức vừa làm vừa học”. Chương trình được tổ chức bởi Viện Kinh tế Bưu điện, nhằm cung cấp thông tin và cơ hội dành cho sinh viên trong việc du học và định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Tình tiết mới nhất của phim "Trạm cứu hộ trái tim" tập 35

Tình tiết mới nhất của phim "Trạm cứu hộ trái tim" tập 35

(LĐTĐ) Những diễn biến mới của phim "Trạm cứu hộ trái tim" tập 35 sẽ lên sóng vào 21h40 ngày 28/5 trên kênh VTV3.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

(LĐTĐ) Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao động Thủ đô, GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho hay, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Giá vàng SJC đồng loạt tăng nhẹ sau thông tin huỷ đấu thầu vàng miếng

Giá vàng SJC đồng loạt tăng nhẹ sau thông tin huỷ đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Sáng nay (28/5), giá vàng miếng SJC trong nước đồng loạt tăng sau 1 tuần giảm và đứng im. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn lên 77 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Giá vàng SJC đồng loạt tăng nhẹ sau thông tin huỷ đấu thầu vàng miếng

Giá vàng SJC đồng loạt tăng nhẹ sau thông tin huỷ đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Sáng nay (28/5), giá vàng miếng SJC trong nước đồng loạt tăng sau 1 tuần giảm và đứng im. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn lên 77 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo dừng đấu thầu vàng miếng SJC và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế, dự kiến bắt đầu từ 3/6.
Hiểu đúng về gói hỗ trợ lãi suất 2%

Hiểu đúng về gói hỗ trợ lãi suất 2%

(LĐTĐ) Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, gói hỗ trợ lãi suất 2% dành cho doanh nghiệp có khả năng phục hồi, trả được nợ, chứ không phải tất cả đơn vị khó khăn.
Giải ngân nguồn vốn nước ngoài, vì sao chậm?

Giải ngân nguồn vốn nước ngoài, vì sao chậm?

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/5, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 8,58% kế hoạch vốn được giao. Trong đó, chỉ có 2 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân hơn 10%. Còn 8 bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024, tức là 0%. Tỷ lệ giải ngân thấp được cho rằng có liên quan đến nhiều vấn đề như thủ tục, điều chỉnh dự án, thẩm định giá, giải phóng mặt bằng...
Vải thiều Tân Yên tiếp tục được đưa vào hệ thống phân phối của Central Retail

Vải thiều Tân Yên tiếp tục được đưa vào hệ thống phân phối của Central Retail

(LĐTĐ) Ngày 27/5, tại Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm Tân Yên năm 2024 diễn ra tại huyện Tân Yên (Bắc Giang), đại diện Ban lãnh đạo Tập đoàn Central Retail đã tiến hành ký kết hợp đồng ghi nhớ tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên năm 2024 và thực hiện nghi thức cắt băng xuất hành vải thiều chín sớm Tân Yên vào hệ thống phân phối của Central Retail.
Giá vàng SJC bất động quanh ngưỡng 89 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC bất động quanh ngưỡng 89 triệu đồng mỗi lượng

(LĐTĐ) Sáng nay (25/5), giá vàng SJC ổn định quanh ngưỡng 89 triệu đồng/ lượng, vàng nhẫn quanh ngưỡng 76 triệu đồng/lượng.
Thách thức đạt mục tiêu tăng trưởng gắn liền với bảo vệ môi trường

Thách thức đạt mục tiêu tăng trưởng gắn liền với bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị), cũng như triển khai các mô hình kinh doanh bền vững và tăng trưởng xanh nói chung, không chỉ là xu thế mà còn là điều kiện bắt buộc. Nhiều đối tác thương mại, đầu tư lớn của Việt Nam hiện nay đều đã có những yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề này.
Doanh nghiệp chân chính không hướng tới mục tiêu lợi nhuận thô kệch

Doanh nghiệp chân chính không hướng tới mục tiêu lợi nhuận thô kệch

(LĐTĐ) "Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận" là quan điểm quá đơn giản và lạc hậu. Rõ ràng mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp phải là mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cộng đồng chứ không chỉ là mục tiêu lợi nhuận thô kệch.
Khai mạc Tháng khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2024: Nhiều sản phẩm khuyến mại 100%

Khai mạc Tháng khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2024: Nhiều sản phẩm khuyến mại 100%

(LĐTĐ) Tối 24/5, tại Quảng trường khu đô thị Royal City, 72 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2024. Dự khai mạc có ông Phạm Quí Tiên - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội...
Phát triển bao bì xanh để tăng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu

Phát triển bao bì xanh để tăng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu

(LĐTĐ) Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) vừa tổ chức chuyến tham quan nhà máy Công ty TNHH SX –TM & DV Bao bì Tăng Phú – Tafuco (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Xem thêm
Phiên bản di động