Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

(LĐTĐ) Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao động Thủ đô, GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho hay, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Toàn diện, bao quát, mang tính đột phá

Cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội

- Phóng viên: Quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”. Xin ông chia sẻ quan điểm của mình về sự đồng hành của Quốc hội với thành phố Hà Nội trong xây dựng dự án Luật quan trọng này?

- Đại biểu Hoàng Văn Cường: Các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, muốn muốn của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển, chứ không phải chỉ dành riêng cho thành phố Hà Nội.

Còn thành phố Hà Nội phải thực hiện trọng trách và sứ mệnh được Nhân dân và cử tri, cũng như tất cả các địa phương giao phó là xây dựng Thủ đô trở thành bộ mặt đại diện cho cả nước.

Xây dựng Luật Thủ đô không chỉ là xây dựng luật cho một vùng phát triển, mà phải tạo ra khả năng để thu hút được thu hút những điều kiện, những tinh túy của cả nước về Thủ đô, để tạo ra hình ảnh đại diện cho cả nước.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt
Đại biểu Hoàng Văn Cường trả lời phỏng vấn PV Báo Lao động Thủ đô bên hành lang Quốc hội.

- Phóng viên: Quốc hội xem xét đồng thời Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô sẽ tạo ra cơ hội như thế nào cho Hà Nội, thưa ông?

- Đại biểu Hoàng Văn Cường: Kỳ họp này, Quốc hội đồng thời thảo luận 3 nội dung rất quan trọng là Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô và Luật Thủ đô. Đây là một cơ hội rất hiếm có, để tạo ra bứt phá, tạo định hướng và cơ sở pháp lý để thực hiện những định hướng này.

Quy hoạch Thủ đô chính là tạo ra những định hướng phát triển chung, phát triển tổng thể, phát triển dài hạn cho Thủ đô, để đưa Thủ đô trở thành một hình ảnh đại diện của quốc gia, xứng tầm so với thủ đô của các nước khác trên thế giới.

Trong Quy hoạch chung sẽ cụ thể hóa những ý tưởng, những nội dung đặc biệt về hạ tầng đô thị đã được chỉnh lý trong Quy hoạch Thủ đô. Từ đó đưa ra những phương án, những mô hình phát triển cụ thể để xây dựng diện mạo Thủ đô trong tương lai. Để triển khai định hướng và ý tưởng này, cần có các hành lang pháp lý, cần có cơ chế và khuôn khổ pháp lý. Đây chính là Luật Thủ đô.

Cần cơ chế đặc thù để khai thác, phát triển thành phố hai bên sông Hồng

- Phóng viên: Đến thời điểm này, ông còn băn khoăn điều gì trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) không?

- Đại biểu Hoàng Văn Cường: Hiện nay, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt. Đặc biệt là tinh thần phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội, phải thực hiện các sứ mệnh để tạo ra bước phát triển vượt trội bứt phá, vượt trội.

Tuy nhiên, cũng còn một vài chỗ cần phải có quy định thật sự rõ ràng và đúng nghĩa là vượt trội riêng cho Thủ đô. Điển hình là vấn đề đang có nhiều băn khoăn là khai thác, phát triển thành phố hai bên sông Hồng, làm sao biến sông Hồng trở thành trục trung tâm về văn hóa, sinh thái và du lịch của thành phố.

Nếu chúng ta vẫn để 2 quy định như trong dự thảo Luật là việc xây dựng các công trình ven sông phải tuân thủ những quy định về Luật Đê điều, thì điều ấy có nghĩa là toàn bộ những hành lang ven sông của Hà Nội cũng sẽ giống như hành lang ven sông của tất cả các tỉnh khác. Theo đó, sẽ vẫn tiếp diễn tình trạng hoang hóa như hiện nay và không thể nào tạo được diện mạo cho phát triển Thủ đô.

Tôi cho rằng, đây là điều chúng ta rất cần phải cân chỉnh lại, để tạo ra cho Hà Nội một cơ chế riêng trong việc khai thác hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, cũng như các sông khác trên địa bàn.

Chúng ta đều nhìn thấy bất cập trong phát triển đô thị tại Hà Nội và nó đã để lại hậu quả rất đáng tiếc và khôn lường. Như vậy, Luật Thủ đô và quy hoạch Thủ đô phải hướng đến giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay.

Tôi lấy ví dụ, trước đây, theo quy định của pháp luật, nhiều khu vực nằm trong ranh giới được gọi là nội đô lịch sử gần như là không được phép đầu tư cải tạo quá nhiều. Chính vì việc khống chế những chỉ số về đầu tư phát triển của những khu vực nội đô lịch sử đã dẫn đến có nhiều khu chung cư cũ rất nhiều năm không được cải tạo, rất nhiều những khu nhà tự xây không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy nổ, cũng như là điều kiện môi trường sinh hoạt, nhưng không có một cơ chế để chúng ta cải tạo hay thay đổi những điều kiện này.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt
Một góc Thủ đô nhìn từ trên cao. (Ảnh: P.Ngân)

Trong Luật Thủ đô, tôi cho rằng phải tạo được một khuôn khổ pháp lý để xác định khu vực nào đúng nghĩa là khu bảo tồn, là khu vực đúng nghĩa lịch sử như phố cổ, để bảo vệ giá trị lịch sử về Thăng Long - Hà Nội, hay những khu công trình kiến trúc quan trọng hoặc có những yếu tố lịch sử phát triển.

Còn lại, những khu vực khác phải đưa ra các mô hình đầu tư, cải tạo theo mô hình đô thị hiện đại, không thể để Thủ đô phát triển một cách tự phát, người dân tự xây dựng theo ý chí chủ quan mà không theo các tiêu chuẩn quy hoạch đô thị lớn.

Nếu chúng ta làm được việc đó thì chúng ta sẽ giải quyết được bức xúc hiện nay, như phát triển đô thị tự phát, hay có những khu dân cư không đảm bảo các tiêu chuẩn hoặc là nhiều khu vực “nhếch nhác” không xứng tầm với Thủ đô.

Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý để được phép thay đổi, để khai thác được không gian ngầm, không gian trên cao và có một hệ thống công trình hạ tầng công cộng hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng có khối lượng vận chuyển lớn, như đường sắt đô thị.

Phát triển Thủ đô phải cả một quá trình

- Phóng viên: Thưa ông, ông kỳ vọng như thế nào khi Luật Thủ đô được ban hành, đi vào cuộc sống?

- Đại biểu Hoàng Văn Cường: Để phát triển Thủ đô phải cả một quá trình, chứ không thể đong đo trong một thời gian ngắn. Chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam phải là một nước thu nhập cao và phải ngang tầm với các nước phát triển. Trong đó, Quy hoạch Thủ đô cũng đặt ra mục tiêu, đến năm 2050, Hà Nội phải là một Thủ đô đứng vào hàng đầu so với các nước trong khu vực và ngang tầm với thủ đô các nước tiên tiến trên thế giới.

Đây là lộ trình đã đặt ra và có thể đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta khai thác những các quy chế, những cơ chế rất là đặc thù và vượt trội cho Thủ đô. Đồng thời, cũng đòi hỏi phải có quyết tâm quyết tâm rất cao không chỉ của chính quyền Thủ đô trong việc thực hiện các quá trình chuyển đổi, mà còn đòi hỏi sự tập trung nguồn lực rất lớn của cả xã hội.

Phương Thảo (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

(LĐTĐ) Làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận? Lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp quan trọng hơn?... Với những bí quyết được chia sẻ của các chuyên gia tại chương trình “Xây dựng cộng đồng - Chìa khóa thành công” góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

(LĐTĐ) Để kịp thời động viên, chia sẻ với người lao động, đặc biệt là những người công nhân môi trường vẫn đang ngày đêm vất vả, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đi thăm, trao quà động viên đoàn viên, công nhân môi trường đang trực tiếp làm việc ngoài hiện trường.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền Thành phố chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện các mặt công tác.
Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm.

Tin khác

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

(LĐTĐ) Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành.
Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

(LĐTĐ) Sau 2 tuần triển khai với 4 buổi thi trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 200.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời câu hỏi trên Fanpage Thành đoàn Hà Nội.
Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đông Anh tổ chức Đại hội thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024.
Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong năm 2023, Hà Nội đã tập trung rà soát các thủ tục hành chính để phân cấp, ủy quyền. Đến nay, Thành phố đã phân cấp khoảng gần 40% thủ tục hành chính (vượt chỉ tiêu so với Chính phủ đề ra).
Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước (25/7) hằng năm, công tác truyền thông nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình, cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em được thành phố Hà Nội chú trọng.
Hà Nội: Biểu dương cán bộ Mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2019 - 2024

Hà Nội: Biểu dương cán bộ Mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2019 - 2024

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, ngày 13/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 135 cán bộ Mặt trận tiêu biểu các cấp Thành phố giai đoạn 2019 - 2024.
Hiệu quả từ mô hình "Giờ làm việc thứ 9" ở Ba Vì

Hiệu quả từ mô hình "Giờ làm việc thứ 9" ở Ba Vì

(LĐTĐ) Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ cải cách hành chính, dịch vụ công, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ba Vì (Hà Nội) đã và đang chỉ đạo các xã triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm hay tạo hiệu quả tích cực, mang lại sự hài lòng cho người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động