Giải ngân nguồn vốn nước ngoài, vì sao chậm?

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/5, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 8,58% kế hoạch vốn được giao. Trong đó, chỉ có 2 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân hơn 10%. Còn 8 bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024, tức là 0%. Tỷ lệ giải ngân thấp được cho rằng có liên quan đến nhiều vấn đề như thủ tục, điều chỉnh dự án, thẩm định giá, giải phóng mặt bằng...
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn Sớm tháo gỡ các “điểm nghẽn” để đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%

Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài đã có chuyển biến hơn năm trước, nhưng vẫn không thoát được tình trạng đã diễn ra nhiều năm qua, là chậm trễ giải ngân trong nửa đầu năm. Do đó, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài, không chỉ cần quyết tâm hơn, mà còn cần cả những giải pháp hữu hiệu hơn, để tháo gỡ những vướng mắc cũ, đã lặp lại nhiều năm, cũng như những vướng mắc mới nảy sinh.

Giải ngân nguồn vốn nước ngoài, vì sao chậm?
Ảnh minh họa.

Tại Hội nghị với các địa phương về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng đầu năm 2024, bà Phạm Hồng Vân, Trưởng phòng Dự án trung ương, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, vướng mắc có nguyên nhân từ việc chậm trong khâu đấu thầu, ký kết; hồ sơ trình đi trình lại mất nhiều thời gian. Tiếp theo là nhiều dự án phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, hiệp định vay; chậm nhận được ý kiến “không phản đối” của nhà tài trợ…

Cùng với đó, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng vẫn là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ giải ngân của nhiều dự án. Thủ tục giải phóng mặt bằng chậm khiến chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên theo thời gian chờ đợi, chủ đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh vốn, lại chờ nhà tài trợ chấp thuận điều chỉnh vốn, chấp thuận gia hạn thời gian thực hiện dự án. Vòng “luẩn quẩn” chờ thủ tục rồi điều chỉnh dự án và lại chờ thủ tục điều chỉnh, khiến có dự án chậm trễ hàng năm trời.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) nêu thực tế: “Chúng tôi chủ yếu vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, như dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, vướng do đi qua khu vực nhiều rừng, thủ tục chuyển đổi rừng mất tới một năm rưỡi. Tiếp đến là do chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên khoảng 600 tỷ, phải làm lại thủ tục đầu tư. Trước mắt đã phân bổ 200 tỷ giải phóng mặt bằng”.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, trong những tháng đầu năm, bộ này gần như không giải ngân được vốn ODA cho dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cho Đại học Đà Nẵng. Dự án có 13 hạng mục công trình, nhưng đến nay mới được Bộ Xây dựng thẩm định 7 hạng mục. Chủ đầu tư phấn đấu đến tháng 9 mới có khối lượng giải ngân và trong điều kiện đấu thầu thuận lợi. Cả năm nay dự kiến giải ngân được khoảng 350 tỉ đồng, có thể trả lại ngân sách 280 tỉ đồng.

Theo Bộ Tài chính, năm 2024 có một số địa phương đã lúng túng trong việc lập kế hoạch vốn, không dự kiến được tiến độ thực hiện dự án và số vốn cần giải ngân nên đã lập kế hoạch vốn không sát với thực tế. Đặc biệt với các dự án có năm 2024 là năm giải ngân cuối cùng dẫn đến việc thiếu hoặc không có kế hoạch vốn để giải ngân.

Năm 2024 là năm quan trọng trong việc tạo sự bứt phá và chuyển biến tích cực trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng, đóng góp trực tiếp vào thúc đẩy hàng hóa sản xuất trong nước, phát triển cơ sở hạ tầng, tháo gỡ những điểm nghẽn cho phát triển, giúp phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024, Bộ Tài chính cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ, thủ tục trong việc gia hạn thời gian bố trí vốn để tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án. Đồng thời, hướng dẫn rõ ràng hơn cho các địa phương về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đối với các dự án Ô (dự án do một cơ quan giữ vai trò chủ quản, điều phối chung, các cơ quan chủ quản khác tham gia thành phần quản lý, thực hiện, thụ hưởng các dự án thành phần thuộc dự án đó).

Các địa phương và Ban quản lý dự án cần tiến hành rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án, đặc biệt lưu ý các dự án có năm lập kế hoạch là năm giải ngân cuối cùng để đảm bảo đủ vốn cho các dự án, tránh việc phải gia hạn giải ngân hay thời gian thực hiện, phát sinh nhiều thủ tục hành chính.

Đối với các trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra, phải cắt giảm, chuyển giao kế hoạch vốn đã được giao. Cần có văn bản đề xuất cắt, giảm, điều chuyển gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để phối hợp thực hiện.

Đối với các dự án có vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án, các địa phương, Ban quản lý dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; hoàn thiện các thiết kế kỹ thuật, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc đấu thầu hợp đồng; sớm xử lý các vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án.

Các Ban quản lý dự án trung ương của các dự án Ô do các bộ, ngành làm cơ quan chủ quản cần có hướng dẫn, tập huấn về nghiệp vụ, năng lực cho các Ban quản lý dự án địa phương để dự án được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an Thành phố Hồ Chí Minh triệt phá hàng loạt đường dây buôn bán ma túy “khủng”

Công an Thành phố Hồ Chí Minh triệt phá hàng loạt đường dây buôn bán ma túy “khủng”

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 2.430 vụ và 6.137 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy.
Nghệ An: Truyền thông pháp luật cho CNVCLĐ huyện Nam Đàn

Nghệ An: Truyền thông pháp luật cho CNVCLĐ huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Chiều 28/9, tại Công ty TNHH Đỉnh Vàng - Chi nhánh Nghệ An, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Nam Đàn tổ chức Chương trình truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức, lao động
13 tỉnh, thành phố sẽ giảm 87 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

13 tỉnh, thành phố sẽ giảm 87 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Tiếp tục Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 13 Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của 13 tỉnh, thành phố.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận thị trường lao động

(LĐTĐ) Ngày hội giao dịch việc làm được tổ chức tại quận Tây Hồ được coi là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động trên địa bàn quận và khu vực lân cận đến gần nhau hơn, đặc biệt là tạo cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ, nhất là học sinh cuối cấp tiếp cận thị trường lao động.
Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do cơn bão số 3; trong đó đã hỗ trợ ngay cho các huyện là 220 tỷ đồng và đưa vào các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới khoảng 2.346 tỷ đồng.
Hoàn thành các nội dung diễn tập thực binh phòng thủ dân sự năm 2024

Hoàn thành các nội dung diễn tập thực binh phòng thủ dân sự năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/9, thành phố Hà Nội tiến hành diễn tập thực binh phòng thủ dân sự trong diễn tập Khu vực phòng thủ năm 2024 (HN-24). Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị về con người và cơ sở vật chất; phối hợp, hiệp đồng trong luyện tập, các lực lượng tham gia diễn tập đã vận hành, thao tác, xử lý những tình huống diễn tập sát thực tế, đúng yêu cầu, nhiệm vụ và ý định diễn tập của Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ Thành phố.
Trường Đại học Điện lực: Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Trường Đại học Điện lực: Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên

(LĐTĐ) Trường Đại học Điện lực (EPU) vừa tổ chức “Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học ngành công nghệ thông tin năm 2024”.

Tin khác

Giá vàng hôm nay (28/9): Giá vàng nhẫn vẫn tăng, ngang với giá vàng miếng

Giá vàng hôm nay (28/9): Giá vàng nhẫn vẫn tăng, ngang với giá vàng miếng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (28/9), các thương hiệu trong nước vẫn tiếp tục được điều chỉnh tăng tiến sát mốc 83,5 triệu đồng/lượng.
Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, số tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm, khi chưa thực hiện xác thực sinh trắc học.
Tổng cục Thuế đối thoại với người nộp thuế tại 5 tỉnh thành phố phía Nam

Tổng cục Thuế đối thoại với người nộp thuế tại 5 tỉnh thành phố phía Nam

(LĐTĐ) Ngày 27/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, (TP.HCM), Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế tại 5 tỉnh, thành phố phía Nam gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An.
Bộ Tài chính: Bão số 3 ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu kinh tế

Bộ Tài chính: Bão số 3 ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu kinh tế

(LĐTĐ) Sáng nay (27/9), Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý 3 năm 2024 và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin truyền thông lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.
ADB viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam phục hồi sau bão Yagi

ADB viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam phục hồi sau bão Yagi

(LĐTĐ) Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để góp phần giúp Việt Nam cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.
BIDV giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3

BIDV giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, hạ tầng kinh tế - xã hội; ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, BIDV triển khai Chương trình giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại bởi cơn bão số 3.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giao thông đứt gãy, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm lương thực, rau củ quả. Trên thực tế, một số thương nhân đã lợi dụng tình hình này tăng giá một số mặt hàng nhu yếu phẩm.
Xem thêm
Phiên bản di động