Thách thức đạt mục tiêu tăng trưởng gắn liền với bảo vệ môi trường
Bài toán tăng trưởng đối với cộng đồng doanh nghiệp vốn chưa bao giờ dễ dàng, nay càng trở nên thách thức hơn. Đạt được mục tiêu tăng trưởng tự thân nó đã là thách thức lớn, song tăng trưởng phải đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm với xã hội gắn với thực hành quản trị tốt dường như càng là vấn đề nan giải. Bởi đi kèm là chi phí gia tăng, các điều kiện hoạt động trở nên khắt khe và phức tạp khiến lợi nhuận giảm sút, khả năng cạnh tranh yếu hơn. Câu hỏi về sự tồn tại trong môi trường cạnh tranh đầy biến động càng trở nên hóc búa với rất nhiều doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, ESG ngày càng được quan tâm rộng rãi, phần lớn là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy thực hành các thông lệ liên quan đến ESG và sự gia tăng nhu cầu của nhà đầu tư với đầu tư bền vững.
Báo cáo ESG tại Việt Nam do PwC công bố năm 2022 cho thấy, 80% công ty được khảo sát có kế hoạch cam kết ESG trong vòng 2 đến 4 năm tới. Do đó, việc công bố dữ liệu và báo cáo ESG sẽ trở nên phổ biến hơn và sẽ trở thành xu thế không thể đảo ngược trong tương lai.
Cần có một chương trình toàn diện bao gồm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các nhà đầu tư ESG. |
Phát biểu tại Hội thảo “Tìm động lực tăng trưởng từ ESG”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, mặc dù tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà mọi quốc gia đều hướng tới, nhưng phát triển xanh, bền vững đang trở thành ưu tiên hàng đầu nhằm đạt được không chỉ sự thịnh vượng về kinh tế mà còn bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.
“Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang tập trung xây dựng, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền bộ tiêu chí phân loại xanh quốc gia. Đây là khuôn khổ pháp lý rất quan trọng để triển khai mục tiêu tăng trưởng xanh, là cơ sở để các bộ, ngành và địa phương lựa chọn các dự án đầu tư, để phân bổ các nguồn lực trong nước và quốc tế, phân bổ nguồn tín dụng xanh và nhất là để các nhà đầu tư có thể đối chiếu các tiêu chí có thể tiếp cận chính sách ưu đãi đầu tư, cũng như nguồn tài chính xanh từ các tổ chức”, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết.
Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, có những thách thức và rào cản khác nhau trong việc thúc đẩy thực hành ESG tại Việt Nam, bao gồm thiếu kiến thức, nguồn nhân lực và quy định của nhà nước.
Cần có một chương trình toàn diện bao gồm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các nhà đầu tư ESG. Xây dựng khung pháp lý rõ ràng cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện ESG theo đúng cách, tập trung vào tính khoa học và tác động thực tế.
PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách, Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc thực hiện ESG là yêu cầu bắt buộc, cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang theo hướng khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ.
“Tôi mong rằng trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp cận theo hướng đây là một cuộc chiến sống còn, buộc doanh nghiệp phải chiến đấu để dành được sự tồn tại. Khi chúng ta tham gia WTO chúng ta phải thay đổi theo luật chơi thương mại quốc tế, như “đội mũ bảo hiểm, kiểm tra nồng độ cồn”. Đây là yêu cầu bắt buộc”, TS. Nguyễn Đình Thọ nhấn mạnh.
Khi tham gia thực thi ESG thì chắc chắn gánh nặng sẽ đặt lên vai doanh nghiệp theo nguyên tắc chung là người phát thải phải trả phí. Chính vì vậy, xuyên suốt Luật Bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp đã thay đổi cách tiếp cận, trong đó không chỉ nhà nước hỗ trợ mà còn có công cụ thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để áp dụng công cụ thị trường đó là thị trường tự điều tiết.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số
Doanh nghiệp 19/11/2024 20:00
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024
Doanh nghiệp 16/11/2024 10:18
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ
Doanh nghiệp 10/11/2024 19:52
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp 10/11/2024 15:16
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?
Doanh nghiệp 09/11/2024 06:39
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai
Doanh nghiệp 07/11/2024 17:55
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội
Doanh nghiệp 07/11/2024 06:10
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Doanh nghiệp 05/11/2024 15:06
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18