Trở lại Hà Nội sau nghỉ Tết, người dân phát bực vì khó đặt xe qua app
Giá xăng tăng, tài xế công nghệ tắt app Hà Nội yêu cầu các hãng xe công nghệ báo cáo định kỳ hoạt động Dịch vụ xe công nghệ, vận tải đắt khách ngày cận Tết |
19h45, chị Lê Thị Hiền (quê Nghệ An) mệt mỏi đặt chân xuống Bến xe Nước Ngầm sau gần 8 tiếng đi xe khách từ quê ra Hà Nội. Cùng với chị, từng tốp hành khách nhanh chân rời khỏi chuyến xe. Ai nấy đều tay xách, nách mang, lỉnh kỉnh đồ đạc sau hành trình vất vả do kẹt xe, tắc đường.
Bên ngoài cổng Bến xe, từng nhóm người chờ đợi, gọi các xe dịch vụ như taxi, xe ôm công nghệ, taxi công nghệ để di chuyển về nhà.
Bật app Grab lên, chị Hiền định bụng đặt xe ôm công nghệ về nhà để được nghỉ ngơi sớm, tuy nhiên, sau 30 phút nỗ lực chị vẫn chưa thể đặt được xe. Ngoài ứng dụng Grab, chị cũng đặt thử thêm cả Gojek và Be nhưng không có tài xế nhận cuốc. Cuối cùng chị đành phải gọi xe bên ngoài với mức giá 90.000 đồng cho một cuốc xe ôm từ Bến Nước Ngầm về chung cư Eco Dream (Nguyễn Xiển, Thanh Trì).
Rất đông hành khách chờ đợi đặt xe công nghệ qua app nhưng ít tài xế nhận chuyến. |
Chị Hiền chia sẻ, ngày thường, chị chỉ mất khoảng 2 - 3 phút là có thể đặt một chuyến xe công nghệ từ Bến xe về tới nhà với mức giá 30.000 - 40.000 đồng. Thế nhưng hôm nay, tất cả các app đều tăng giá cao và không có tài xế nhận khách.
“Mỗi app sẽ báo một mức giá khác nhau, nhưng chung quy đều tăng cao so với ngày thường, với quãng đường hơn 4km, giá cước dao động từ 64.000 đồng - 82.000 đồng. Điều quan trọng hơn là dù cước phí cao như vậy nhưng vẫn không có xế nhận cuốc”, chị Hiền nói.
Cùng cảnh ngộ, anh Nguyễn Văn Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, cả gia đình anh đã tìm kiếm và đặt qua ứng dụng hơn nửa giờ đồng hồ, nhưng vẫn chưa thể đặt được xe vì các tài xế đều bận vào giờ cao điểm.
“Tôi tìm qua nhiều ứng dụng để đặt xe nhưng chưa kết nối được. Phải mất khoảng 45 phút mới đặt được một chiếc xe 4 chỗ cho cả gia đình di chuyển”, anh Anh nói và than phiền “chờ đợi quá lâu”. Tình trạng tương tự cũng gặp với nhiều tổng đài xe taxi. Trong khi đó, nếu gọi xe bên ngoài thì thường bị “hét giá” cao khiến nhiều hành khách không hài lòng.
Các app đặt xe liên tục báo không tìm được tài xế. (Ảnh chụp màn hình) |
Vừa bức xúc do phải chờ đợi lâu và bị chính các tài xế của các hãng xe công nghệ “hét giá”, chị Đặng Bích Trâm (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng chia sẻ): “Tôi đứng đây gần 1 tiếng đồng hồ để chờ đặt xe qua app. Sau nhiều lần quét “kết nối với tài xế” thì đều nhận lại phản hồi là “rất tiếc, các tài xế gần đây đều đang bận”. Trong khi cước phí tăng cao với mức giá 142.000 đồng/6km với ứng dụng Grab, 185.000 đồng với ứng dụng Be và 98.000 đồng với ứng dụng Gojek. Thế nhưng, một lúc sau tôi lại được tài xế của một hãng xe công nghệ mời chào với giá 250.000 đồng”, chị Trâm bức xúc.
Chị Trâm cho biết thêm, mỗi dịp lễ, Tết tình trạng tài xế xe công nghệ tắt app bắt khách không phải hiếm. Vấn đề giá cả là điều có thể chấp nhận, nhưng đa phần khách hàng đặt xe qua app đều là người cẩn thận, muốn an toàn, vì sẽ có lộ trình đi đến rõ ràng, tránh trường hợp bất trắc.
Cước phí đặt xe tăng cao. |
Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng giá cước tăng cao vẫn khó đặt xe qua app không chỉ diễn ra ở khu vực các bến xe, mà còn ở các ga tàu. Trong khoảng thời gian từ 21h30, tại khu vực ga Hà Nội, rất nhiều người phải chờ đặt xe qua các ứng dụng. Nhiều ứng dụng đặt xe công nghệ cũng báo giá cả tăng do vào giờ cao điểm.
Như dịch vụ beBike của Be báo giá 212.000 đồng cho chặng đường khoảng hơn 10km, di chuyển từ ga Hà Nội về Vân Lũng (An Khánh, Hoài Đức). Trong khi đó, giá beCar là 353.000 đồng, beTaxi là 369.000 đồng, beCar 7 chỗ là 402.000 đồng. Các dịch vụ đều báo mũi tên màu đỏ.
Hay như ứng dụng Grab cũng hiển thị thông báo “cước phí tăng do nhu cầu đi lại cao”. Giá dịch vụ được ứng dụng này tính toán là 113.000 đồng cho dịch vụ GrabBike, 314.000 đồng cho dịch vụ GrabCar (loại xe 4 chỗ), 394.000 đồng cho dịch vụ GrabCar (loại xe 7 chỗ)… cho chặng đường hơn 10km (tính theo app).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20