Triển vọng phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khá bấp bênh

(LĐTĐ) Ngoài áp lực lạm phát, nền kinh tế Việt Nam đang chịu áp lực khác về suy giảm các kênh đầu tư như trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), bất động sản, chứng khoán... Trong đó, thị trường TPDN có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển các kênh đầu tư còn lại và nền kinh tế nói chung. Mặc dù thị trường này đang có triển vọng phục hồi nhưng vẫn còn khá bấp bênh.
Không siết chặt hay hạn chế trái phiếu doanh nghiệp Xuất hiện một số hành vi bất thường, Bộ Tài chính tiếp tục chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp Bộ Tài chính đưa ra 5 "cảnh báo" về những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tiềm ẩn rủi ro từ tốc độ tăng trưởng nhanh

Giữa tháng 7, Bộ Tài chính “sốt ruột” đưa ra “cảnh báo” các nhà đầu tư về các rủi ro khi tham gia thị trường này. Lý do mà Bộ Tài chính đưa ra là “thời gian qua, thị trường TPDN tăng nhanh, tiềm ẩn rủi ro, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường vốn, thị trường trái phiếu nếu không được kiểm soát hiệu quả”.

Sau những hoạt động tăng cường quản lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động phát hành TPDN, cung cấp dịch vụ và đầu tư TPDN riêng lẻ, thị trường TPDN các tháng đầu năm 2022 đã có những thay đổi, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã chủ động thực hiện công bố thông tin bất thường hoặc công bố thông tin bổ sung về mục đích và phương án sử dụng vốn trái phiếu.

Khối lượng phát hành cũng giảm dần từ tháng 2 đến tháng 4 và đã tăng trở lại trong thời gian gần đây. Từ tháng 5, khối lượng phát hành tăng trở lại, trong đó, khối lượng phát hành trong tháng 5 là 44,2 nghìn tỷ đồng, khối lượng phát hành tháng 6/2022 khoảng 47,5 nghìn tỷ đồng.

Triển vọng phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khá bấp bênh
Trên thị trường TPDN riêng lẻ hiện nay phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản và các chương trình, dự án (ảnh minh họa)

Một trong những lưu ý hàng đầu của Bộ Tài chính đối với nhà đầu tư là TPDN không phải là tiền gửi ngân hàng. TPDN được doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Theo đó, nhà đầu tư mua TPDN cần nhận thức rõ và chấp nhận rủi ro khi mua trái phiếu trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu.

Cùng với đó, tài sản đảm bảo của trái phiếu doanh nghiệp hay các khoản vay tín dụng có nhiều loại như nhà đất, cổ phần, cổ phiếu, các chương trình, dự án đầu tư... Trên thị trường TPDN riêng lẻ hiện nay phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản và các chương trình, dự án, chứng khoán hoặc kết hợp các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán).

“Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đối với các tài sản đảm bảo là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu”, Bộ Tài chính phân tích.

Không có chuyện quản lý mục đích vốn vay

Theo Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, các kênh đầu tư trên đều có sự liên thông, thậm chí ràng buộc với nhau. Trong đó, TPDN có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển các kênh đầu tư còn lại và nền kinh tế nói chung.

Sau một thời gian chững lại do ảnh hưởng của vụ việc xảy ra với trái phiếu của công ty Tân Hoàng Minh, thị trường TPDN đã bước đầu phục hồi. Đây là dấu hiệu tích cực để giảm thiểu rủi ro đầu tư, góp phần phá vỡ tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, tác động mạnh đến nợ xấu và thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Cần đẩy nhanh quá trình phục hồi để TPDN tiếp tục dòng chảy của mình.

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa:

Xếp hạng tín nhiệm là cách các cơ quan xếp hạng chuyên nghiệp đánh giá và thẩm định “sức khoẻ” tài chính của doanh nghiệp thay cho các nhà đầu tư, bao gồm các chỉ tiêu tài chính (báo cáo, cáo bạch, đòn bẩy tài chính...) và phi tài chính (trình độ học vấn, quản lý của ban lãnh đạo, các cổ đông lớn...).

Theo chúng tôi được biết, các tập đoàn của Nhật Bản và Hàn Quốc đã sẵn sàng hợp tác để xếp hạng tín nhiệm TPDN của Việt Nam vì họ biết đây là thị trường có tiềm năng phát triển. Ngoài ra, chúng tôi đang đàm phán với một số tập đoàn xếp hạng hàng đầu của Mỹ để hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tư vấn... để tăng uy tín và mức độ tin cậy của bảng xếp hạng tín nhiệm TPDN Việt Nam. Các nhà đầu tư nhìn vào bảng xếp hạng tín nhiệm để “rót” vốn, khắc phục được tình trạng đầu tư theo tin đồn như hiện nay.

“Tôi đặc biệt quan tâm đến thị trường TPDN. 6 tháng đầu năm nay có 12 triệu tỷ đồng vốn của ngân hàng cho nền kinh tế nhưng vốn trung và dài hạn chỉ có 4,5 triệu tỷ và tốc độ tăng trưởng từ 12 - 14%. Con số này ở thị trường TPDN là 1,5 triệu tỷ và tăng trưởng từ 25 - 30%.

Với tốc độ tăng trưởng này, theo tính toán của chúng tôi, sau gần 3 năm, dư nợ vốn trung dài hạn đã có thể tăng gấp đôi và chẳng mấy chốc, TPDN “đuổi kịp” vốn trung dài hạn của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp.

Chưa kể, nếu TPDN phục hồi sẽ giúp thị trường chứng khoán lấy lại lòng tin của nhà đầu tư, từ đó phát triển tốt hơn và ngược lại. Thị trường bất động sản sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn của TPDN là rất lớn nên “chặn” dòng chảy của TPDN, thị trường bất động sản có thể rơi vào tình trạng đóng băng, hệ thống ngân hàng rất khó khăn”, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa phân tích.

Tuy nhiên, thị trường TPDN Việt Nam có đặc thù riêng khiến cho triển vọng phục hồi còn khá bấp bênh. Ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, khác với các nước, thị trường TPDN tại Việt Nam có một đặc thù là tỷ lệ TPDN phát hành ra công chúng rất thấp, không đảm bảo minh bạch và rủi ro rất lớn. Hầu hết các công ty phát hành trái phiếu đều chưa được xếp hạng nên rất khó nhận biết về thực trạng tài chính.

Những bất cập trên, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho rằng, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP trên nền tảng thông lệ quốc tế nhằm tạo cho thị trường TPDN dòng chảy bình thường, hạn chế những quy định có tính chất là đòi hỏi phi lý gây khó khăn trong quá trình triển khai.

“Gần đây, chúng tôi có ý kiến mạnh mẽ khi dự thảo sửa đổi Nghị định 153 đưa ra khái niệm quản lý mục đích sử dụng vốn huy động từ TPDN. Kinh nghiệm phát triển thị trường vốn trên thế giới trong hàng trăm năm qua cũng không có chuyện quản lý mục đích vốn vay của tín dụng ngân hàng chứ đừng nói đến TPDN. Không cá nhân, tổ chức nào quản được điều này”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo Nghị định 153 việc phát hành trái phiếu riêng lẻ tăng lên, còn phát hành ra công chúng giảm đi. Vì thế, cần sửa đổi quy định này theo hướng tăng phát hành TPDN ra công chúng để đảm bảo thị trường phát triển trong sự kiểm soát. Đặc biệt, trong mọi trường hợp kể cả phát hành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng đều cần dứt khoát phải được xếp hạng tín nhiệm. Đây là thông lệ quốc tế đã có hàng trăm năm nay mà Việt Nam cần phải học hỏi, tham khảo và áp dụng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (22/12), giá vàng nhẫn trong nước được nhiều thương hiệu điều chỉnh tăng hơn nửa triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán.
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12

6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 26/12 tới, sẽ chính thức đưa 6,8 triệu cổ phiếu BMK của CTCP Kỹ thuật nhiệt Mèo Đen vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 14.800 đồng/cổ phiếu.
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm

Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm

(LĐTĐ) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại.
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư của Prudential đến với khách hàng của HSBC.
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

(LĐTĐ) Bất động sản, chứng khoán, tiền số, nông nghiệp hữu cơ, ngành công nghệ cao, bán dẫn,… là những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ là cơ hội đầu tư trong năm 2025.
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm

(LĐTĐ) Tối ngày 18/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 31 năm Ngày Thị trường Bảo hiểm Việt Nam và 25 năm Ngày thành lập Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công

100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công

(LĐTĐ) Tính đến ngày 18/12/2024, có 44/45 Bộ, cơ quan trung ương, 63/63 địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê. 100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công.
Xem thêm
Phiên bản di động