Thị trường trái phiếu đang dần hồi sinh

(LĐTĐ) Sau thời gian dài “đóng băng”, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận nhiều đợt phát hành thành công. Nguyên do là Chính phủ đã kịp thời ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, giúp thị trường này dần hồi sinh.
Khơi thông thị trường trái phiếu Không bắt buộc xếp hạng tín nhiệm: Kích thích thị trường trái phiếu phục hồi Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp bất động sản để hoàn thành các công trình

Từ đầu tháng 3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023 sửa đổi, bổ sung, ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán ra thị trường quốc tế. Nghị định này đã tháo gỡ ngay các vướng mắc của thị trường TPDN.

Theo báo cáo thị trường trái phiếu quý 1/2023 của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, hoạt động phát hành TPDN diễn ra khá thưa thớt trong 2 tháng đầu năm, nhưng qua tháng 3/2023 đã bắt đầu khởi sắc. Cụ thể, bất động sản là nhóm ngành chiếm phần lớn giá trị phát hành trong quý 1/2023, với 24.235 tỷ đồng, tương đương 92%. Có 7/8 số đợt phát hành của doanh nghiệp nhóm bất động sản có tài sản đảm bảo bằng bất động sản hoặc bảo lãnh từ ngân hàng.

Thị trường trái phiếu đang dần hồi sinh
Trái phiếu doanh nghiệp.

Thị trường TPDN, đặc biệt là TPDN bất động sản, không chỉ “ấm” hơn sau khi Nghị định 08/2023 đi vào thực tiễn mà thanh khoản thị trường TPDN cũng được cải thiện. Không ít “ông lớn” bất động sản như: Công ty Hưng Thịnh, Novaland, Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Phước… cũng đã đàm phán giãn nợ thành công với trái chủ.

Mặc dù vậy, các chuyên gia đánh giá, Nghị định 08/2023 chỉ tác động tích cực đến thị trường TPDN trong ngắn hạn. Việc đàm phán giãn nợ với trái chủ theo Nghị định 08/2023 cũng không thể một sớm một chiều giúp “rã đông” thị trường ngay được. Thực tế cũng cho thấy, qua 2 tuần đầu tháng 4/2023, thị trường TPDN yên ắng trở lại; thị trường không ghi nhận lô TPDN nào phát hành thành công.

Trong bối cảnh áp lực về dòng tiền còn rất căng thẳng thì các doanh nghiệp bất động sản vẫn phải tiếp tục mua lại TPDN. Tính từ đầu năm đến nay, lượng TPDN phát hành mới thấp hơn lượng TPDN mà doanh nghiệp mua lại.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, tổng khối lượng phát hành TPDN được ghi nhận đạt gần 29.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng giá trị TPDN được các doanh nghiệp mua lại là hơn 38.000 tỷ đồng (tăng 64% so với cùng kỳ năm 2022). Đây là gánh nặng rất lớn đối với doanh nghiệp, chưa kể số trái phiếu đáo hạn những tháng cuối năm vẫn đang rất lớn.

Theo ước tính của Công ty Xếp hạng tín nhiệm FiinRatings, thời điểm đáo hạn TPDN riêng lẻ sẽ rơi vào năm 2023 (157,97 ngàn tỷ đồng) và năm 2024 (341,27 ngàn tỷ đồng).

Theo thống kê từ Bộ Tài chính, trong quý 1/2023, khối lượng TPDN đã phát hành đạt 24.708 tỷ đồng, và hầu như bên mua là nhà đầu tư tổ chức, trong đó ngân hàng chiếm 77%. Như vậy, sức cầu của thị trường trái phiếu đang phụ thuộc lớn vào ngân hàng. Các ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia xử lý TPDN sắp đáo hạn.

Mới đây, để góp phần gia tăng thanh khoản, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường TPDN, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 03/2023 ngưng hiệu lực thi hành khoản 11, điều 4, Thông tư 16/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN. Theo đó, từ ngày 24/4 đến hết ngày 31/12/2023, các NHTM được mua lại TPDN chưa niêm yết đã bán trong vòng 12 tháng.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho biết, Thông tư 03/2023 mà NHNN vừa ban hành nhằm 2 mục đích chính. Thứ nhất, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN, nhất là trong bối cảnh các khoản nợ TPDN đáo hạn rơi vào quý 2 và quý 3/2023 tương đối nhiều. Thứ hai, sẽ làm tăng tính linh hoạt, chủ động cho các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư, xem xét mua lại TPDN.

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Thông tư 03/2023 sẽ góp phần khơi thông, tăng tính thanh khoản cho thị trường TPDN, tăng nguồn lực về vốn cho doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, thúc đẩy phát triển thị trường TPDN trong tình hình khó khăn hiện nay theo chủ trương của Chính phủ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng đến cuối năm và năm tới.

Theo chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect, thị trường TPDN sẽ được giải tỏa phần nào khi các NHTM được quyền mua TPDN có điều kiện kèm theo. Đây cũng là một cách để các ngân hàng đẩy tăng trưởng cho vay thông qua việc mua TPDN, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng quá thấp và thanh khoản tại ngân hàng đang dư thừa. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia đánh giá, cũng tùy khả năng mà các ngân hàng có thể rót tiền “giải cứu” TPDN vì hiện nay các ngân hàng ưu tiên việc quản trị rủi ro, cân bằng chất lượng tài sản hơn là mục tiêu tăng trưởng.

Việc cơ quan quản lý cho phép các ngân hàng “giải cứu” TPDN được các chuyên gia nhận định sẽ phần nào làm tăng tính thanh khoản trên thị trường, nhất là khi các ngân hàng đang là trái chủ lớn nhất, ước tính chiếm khoảng 34% tổng dư nợ TPDN đang lưu hành.

Việc các ngân hàng được tham gia sâu hơn trong việc mua bán lại TPDN cũng sẽ góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản, vì đây là một trong những nhóm doanh nghiệp phát hành TPDN lớn nhất. Từ đó, các doanh nghiệp bất động sản có thể huy động vốn từ kênh trái phiếu thuận lợi hơn.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động.
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.

Tin khác

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Xem thêm
Phiên bản di động