Gỡ điểm nghẽn “vực dậy” thị trường trái phiếu

(LĐTĐ) Lượng trái phiếu phát hành mới gần như bị “đóng băng” trong 2 tháng gần đây với giá trị lần lượt chỉ ở mức 6,8 nghìn tỷ đồng và 1,8 nghìn tỷ đồng. Trái lại, vì lo lắng pháp lý, giá trị mua lại trái phiếu doanh nghiệp lại tăng mạnh. Để lành mạnh hóa và đưa thị trường trái phiếu doanh nghiệp hồi sinh và phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nhanh chóng khắc phục các điểm nghẽn của thị trường.
Doanh nghiệp đang bị ách tắc về việc huy động vốn trên thị trường Đồng bộ các giải pháp đưa thị trường trái phiếu trở lại nhịp nhàng

Thị trường trái phiếu vẫn… chưa hồi sinh

Tại hội thảo “Lành mạnh hoá thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững”, bà Vũ Thị Chân Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong tháng 12/2022, thị trường có khoảng 42,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn. Trong đó, doanh nghiệp bất động sản là 19.287 tỷ đồng; tổ chức tín dụng là 9.828 tỷ đồng; doanh nghiệp sản xuất là 7.854 tỷ đồng.

Gỡ điểm nghẽn “vực dậy” thị trường trái phiếu
Ảnh minh họa.

Nhìn chung toàn thị trường, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp có xu hướng giảm. Cụ thể, quý 1 đạt 134,8 nghìn tỷ đồng; quý 2 đạt 122,4 nghìn tỷ đồng; quý 3 đạt 65,9 nghìn tỷ đồng; tháng 10 đạt 6,8 nghìn tỷ đồng; tháng 11 đạt 1,8 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế từ đầu năm đến 25/11/2022, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp là 331.811 tỷ đồng, giảm 31,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Về cơ cấu phát hành, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản, xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng phát hành. Tính đến ngày 25/11/2022, các ngân hàng thương mại phát hành chiếm 41%, các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng chiếm lần lượt 28,59 % và 7,73% tổng khối lượng phát hành, doanh nghiệp sản xuất chiếm 6,72% tổng khối lượng phát hành.

Về cơ cấu nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán là các nhà đầu tư chính mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sở hữu lần lượt 45,3% và 23,91% tổng khối lượng phát hành. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân chiếm 9,44% tổng khối lượng phát hành.

Theo bà Vũ Thị Chân Phương, hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn gia tăng, với tổng khối lượng trái phiếu mua lại lũy kế từ đầu năm là 161.656 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cả năm 2021. Số liệu trên cho thấy thị trường trái phiếu thời gian qua có nhiều khó khăn, chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm niềm tin của thị trường do sai phạm của một số doanh nghiệp, cũng như việc truyền thông đưa tin không chính thống, tin thất thiệt về một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và tâm lý nhà đầu tư...

Thanh khoản của thị trường cũng gặp khó khăn trong thời gian qua khi lãi suất ngân hàng tăng, dòng tiền có xu hướng dịch chuyển sang hệ thống ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp khó khăn trong cân đối nguồn vốn kinh doanh và trả nợ trái phiếu đến hạn.

“Thực tế, tại cuộc họp với Bộ Tài chính ngày 23/11/2022, các doanh nghiệp và công ty chứng khoán cũng nhận định thanh khoản là một trong các vấn đề chính dẫn đến khó khăn của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp”, bà Phương nhấn mạnh.

Cần khôi phục niềm tin của nhà đầu tư

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5, một trong những nội dung được nhắc đến nhiều nhất đó là vấn đề về thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phải đối mặt với hàng loạt rủi ro. Điển hình nhất là việc tâm lý nhà đầu tư tiếp tục tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường tài chính bởi loạt sự kiện vi phạm trái phiếu.

Ngoài ra, doanh nghiệp phát hành, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản đang chịu áp lực đáo hạn, mua lại trước hạn lớn. Điều này khiến nghĩa vụ nợ trái phiếu cũng như nợ xấu ngân hàng dễ dàng bị vi phạm. Hơn nữa, với môi trường lãi suất cao và các kênh vốn bị thắt chặt, đầu tư khối tư nhân liên tục giảm sút.

Mặc dù Bộ Tài chính đã khẩn trương đưa ra nhiều các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mới phát sinh của thị trường trái phiếu, tiếp tục tăng cường tính công khai, minh bạch và hiệu quả của thị trường, nhưng bài toán tháo gỡ, khơi thông thị trường này vẫn chưa có đáp án.

Theo ông Nguyễn Quang Thuân, để hướng tới khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong ngắn hạn, cần giải quyết 4 vấn đề cấp thiết.Thứ nhất, có liệu pháp riêng cho các nhà phát hành có rủi ro cao. Trong đó, cơ quan quản lý tích cực rà soát, đánh giá, phân loại xác định cụ thể nhà phát hành có rủi ro cao. Khu trú các doanh nghiệp yếu và sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư cá nhân nhằm đưa ra phương án ổn định tâm lý.

Thứ hai, nhóm doanh nghiệp yếu phải chuẩn bị phương án hoặc tự tái cấu trúc nợ sớm nhất có thể. Riêng với trường hợp vi phạm cần đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục và quyết toán nghĩa vụ nợ. Muốn làm được điều này, vai trò của tòa án cần phát huy hơn nữa.

Thứ ba, nếu trái phiếu được bảo lãnh bởi ngân hàng, các quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể hoãn lại. Cơ quan quản lý nên theo hướng thoáng hơn, tức là không hạn chế mục đích sử dụng vốn theo chương trình dự án và bỏ yêu cầu kiểm toán mục đích sử dụng vốn.

Thứ tư, đẩy nhanh quá trình phê duyệt trái phiếu phát hành ra đại chúng khi hồ sơ doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Đồng thời, nhà phát hành muốn giải quyết hồ sơ nhanh cũng nên thuộc nhóm doanh nghiệp niêm yết, có xếp hạng tín nhiệm ở mức cao, áp dụng nhiều cơ chế hậu kiểm lớn.

Tuy nhiên, câu chuyện về niềm tin của nhà đầu tư vẫn được các chuyên gia nhấn mạnh tại nhiều cuộc hội thảo, đàm luận. Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, về lâu dài, cơ quan quản lý phải tăng cường củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tăng cường giáo dục tài chính. Mặt khác, đội ngũ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cần được phát triển mạnh hơn. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến việc thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài và phát triển các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức trong nước, gồm cả công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư mở, quỹ hưu trí...

Còn theo ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính, để thị trường phát triển đúng nghĩa thì cần sự đồng lòng của tất cả các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, trách nhiệm quan trọng hơn cả phải thuộc về các doanh nghiệp phát hành.

Về trách nhiệm của cơ quan quản lý, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tăng cường thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tới công chúng đầu tư để ổn định tâm lý thị trường, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động và đầu tư trên thị trường vốn... Đồng thời, ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang chỉ đạo các bên liên quan chuẩn bị nền tảng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ nhằm phát triển một thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp minh bạch, an toàn, tăng cường khả năng quản lý, giám sát, giảm thiểu rủi ro.

Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, các chính sách và việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, việc điều hành hợp lý thị trường tín dụng, tiền tệ, Bộ Tài chính hy vọng rằng trong thời gian tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục quay trở lại phát triển bền vững và ngày càng tăng tính minh bạch, hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp./.

Ngày 13/12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 1163/CĐ-TTg về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính khẩn trương có các biện pháp kịp thời, hiệu quả để chấn chỉnh, ổn định, thúc đẩy hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm thị trường hoạt động công khai, an toàn, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững; có các biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật.
Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?

Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?

(LĐTĐ) Trên cơ sở những kết quả ghi nhận được từ quý III, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo, nếu các yếu tố như chính sách pháp lý, tài chính và đầu tư công tiếp tục được cải thiện, thị trường khả năng sẽ tiếp tục tăng nhiệt trong giai đoạn cuối năm, khi hành lang pháp lý mới chính thức đi vào cuộc sống, và các chủ đầu tư tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án.
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao

Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở đã bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự “tăng nhiệt". Theo đó, câu chuyện đấu giá đất “nóng" hơn bao giờ hết với các phiên đấu giá được tổ chức với giá trúng cao kỷ lục, ngang ngửa đất dự án đã được đầu tư hạ tầng bài bản.
Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội

Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Tiếp nối truyền thống đoàn kết, gắn bó mật thiết với Nhân dân và vận dụng những bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy sức mạnh của Nhân dân; trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác dân vận, đặc biệt đã triển khai sâu rộng, có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”, thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân Hà Nội, trở thành một nét đặc sắc trong công tác dân vận của Đảng bộ Thủ đô.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/10: Sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/10: Sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 15/10, khu vực Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-32 độ.
Thanh niên phải tham gia xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại

Thanh niên phải tham gia xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, định hướng phát triển Thủ đô mà chủ thể, trung tâm là người dân, tất cả vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Thủ đô. Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nêu rõ, thanh niên Thủ đô thực sự phải tham gia gánh vác trọng trách xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại.
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân và Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân và Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chiều 14/10, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức lễ ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam.
Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

(LĐTĐ) Từ ngày 14/10, Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024. Tại mỗi điểm tiêm, việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm chủng là nhiệm vụ trọng tâm được ngành Y tế đặt lên hàng đầu.

Tin khác

Giá vàng thế giới tăng nhẹ do yếu tố tỷ giá

Giá vàng thế giới tăng nhẹ do yếu tố tỷ giá

(LĐTĐ) Hôm nay (14/10), giá vàng thế giới chỉ tăng khiêm tốn 0,15%, giá sau quy đổi tăng vọt do tỷ giá.
Tỷ giá USD hôm nay (14/10): Đồng USD xu hướng tăng

Tỷ giá USD hôm nay (14/10): Đồng USD xu hướng tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (14/10), tỷ giá đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.175 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY), đứng ở mức 102,92.
Giá xăng dầu hôm nay (14/10): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (14/10): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Giá dầu hôm nay (14/10/2024) giảm nhẹ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 75,49 USD/thùng, giảm 0,38% (tương đương giảm 0,29 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 78,79 USD/thùng, giảm 0,45% (tương đương giảm 0,36 USD/thùng).
Giá vàng hôm nay (14/10): Vàng nhẫn tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới

Giá vàng hôm nay (14/10): Vàng nhẫn tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, hôm nay (14/10), giá vàng nhẫn tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới; trong khi đó, giá vàng miếng SJC tiếp tục “bất động” sau khi giảm 500.000 đồng/lượng vào giữa tuần qua.
Những điều cần biết khi giá điện tăng 4,8%

Những điều cần biết khi giá điện tăng 4,8%

(LĐTĐ) Kể từ 11/10/2024, giá điện bán lẻ chính thức được điều chỉnh tăng thêm 4,8% so với giá bán hiện hành, tương đương tăng bình quân từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh.
Giá xăng dầu hôm nay (13/10): Giá dầu quay đầu giảm, dầu Brent ở mức 78,79 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay (13/10): Giá dầu quay đầu giảm, dầu Brent ở mức 78,79 USD/thùng

(LĐTĐ) Hôm nay (13/10), giá dầu thế giới chốt phiên cuối tuần quay đầu giảm, chấm dứt đà tăng mạnh với 3 phiên tăng liên tiếp trước đó. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 75,49 USD/thùng, giảm 0,38% (tương đương giảm 0,29 USD/thùng); dầu Brent ở mốc 78,79 USD/thùng, giảm 0,45% (tương đương giảm 0,36 USD/thùng).
Tỷ giá USD hôm nay (13/10): Tỷ giá trung tâm giữ ở mức 24.175 đồng

Tỷ giá USD hôm nay (13/10): Tỷ giá trung tâm giữ ở mức 24.175 đồng

(LĐTĐ) Sáng nay (13/10), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.175 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY), đạt mức 102,92 - tăng 0,02 điểm so với giao dịch ngày 12/10/2024.
Giá vàng hôm nay (13/10): Giá vàng miếng SJC đứng yên

Giá vàng hôm nay (13/10): Giá vàng miếng SJC đứng yên

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (13/10): Trong khi giá vàng miếng đứng yên, giá vàng nhẫn một số thương hiệu được điều chỉnh nhẹ.
Bán hàng livestream: Làm sao để trở thành kênh kết nối khách hàng hiệu quả?

Bán hàng livestream: Làm sao để trở thành kênh kết nối khách hàng hiệu quả?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động livestream (có thể tạm hiểu là hình thức truyền phát trực tiếp qua mạng xã hội - PV) để bán hàng nông sản diễn ra phổ biến. Đáng chú ý, nhờ hình thức bán hàng này, nhiều sản phẩm đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Giá xăng dầu hôm nay (12/10): Ổn định phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (12/10): Ổn định phiên cuối tuần

(LĐTĐ) Hôm nay 12/10/2024, giá dầu thế giới ổn định do lo ngại về nhu cầu nhiên liệu ở Florida, rủi ro ở Trung Đông thúc đẩy mức tăng hàng tuần
Xem thêm
Phiên bản di động