Tránh nguy cơ ''dịch chồng dịch''
Lưu ý cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà Dịch chồng dịch |
Sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng
Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội vẫn được kiểm soát, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng trong 4 tuần gần đây. Đơn cử, trong tuần vừa qua (21- 27/6) có 39 ca mắc, tăng 4 ca so với tuần trước đó. Bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 14 quận huyện. Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có 194 ca mắc sốt xuất huyết, chưa có trường hợp tử vong. Một số quận huyện có số ca mắc cao như quận Đống Đa 43 ca; quận Hai Bà Trưng 37 ca; huyện Hoài Đức 31 ca; quận Nam Từ Liêm 14 ca…
Quận Hai Bà Trưng triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường phòng chống dịch sốt xuất huyết. |
Là một trong những “điểm nóng” về sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay, quận Đống Đa đã ghi nhận 43 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó, một số ca bệnh xuất hiện ngay từ đầu năm. Gần đây, quận ghi nhận số ca bệnh tăng dần lên. Hiện trên địa bàn quận có 5 ổ dịch, trong đó, 2 ổ dịch đang hoạt động, 3 ổ dịch còn lại đã được xử lý, kết thúc.
Theo bác sĩ Nguyễn Chí Thành, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật & HIV/AIDS, Trung tâm y tế quận Đống Đa, để công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, quận đã chỉ đạo các phường thường xuyên ra quân chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất tại ổ dịch ngay khi phát hiện.
Ở chiến dịch đợt 1, với sự ra quân của 21 phường từ tháng 3, quận Đống Đa đã phun hóa chất diện rộng tại các phường có ca bệnh, ổ dịch. Hiện tại, quận đang triển khai đợt 2 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất, hoạt động này diễn ra từ nay đến tháng 7. Việc diệt muỗi, bọ gậy và kiểm tra các dụng cụ chứa nước trong nhà rất quan trọng, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn lơ là, chủ quan. Từ sự chủ quan đó nên dịch sốt xuất huyết năm nào cũng lưu hành.
Đồng thời, bác sĩ Nguyễn Chí Thành cũng nhấn mạnh: Hiện tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, trong quá trình triển khai phòng, chống sốt xuất huyết, người dân vẫn phải lưu ý đến các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó thông điệp 5K của Bộ Y tế, không nên lơ là, chủ quan. Thời gian này, lực lượng y tế dự phòng vừa căng sức phòng, chống dịch Covid-19, vừa tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy trong gia đình.
Tương tự, ngay từ đầu năm, cùng với việc phòng, chống dịch Covid-19, quận Hai Bà Trưng đã chủ động xây dựng kế hoạch và đã triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi diện rộng các điểm nguy cơ cao (trường học, công trường, bãi đất trống, nhà trọ,…), tăng cường truyền thông tại cộng đồng, chủ động phòng, chống sốt xuất huyết cho 18 phường với mục tiêu khống chế không để dịch bùng phát và lan rộng.
“Từ đầu năm đến nay, quận ghi nhận 37 ca mắc sốt xuất huyết tại 7 ổ dịch, hiện 3 ổ dịch đã kết thúc, còn 4 ổ dịch vẫn đang hoạt động. Các ổ dịch đều là những trường hợp cùng mắc trong một gia đình. Nguyên nhân có thể do người dân lo ngại trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên họ chỉ tự điều trị tại nhà, không đến bệnh viện. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến các ca bệnh lây nhiễm tại cộng đồng” - Điều dưỡng Trần Thanh Hải, Khoa Kiểm soát bệnh tật & HIV/AIDS, Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng thông tin.
Không tự ý điều trị tại nhà
Đề cập đến vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm phòng, chống dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành hàng năm. Thông thường, cứ sau khoảng 4 năm dịch lại bùng phát mạnh ở miền Bắc với số ca mắc gia tăng. Theo quy luật, năm 2021 đúng vào chu kỳ đó nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn có thể bùng phát dịch. Lần dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh nhất gần đây là năm 2017, có 30 trường hợp đã tử vong. Chu kỳ này có cơ sở khoa học liên quan đến sự phát triển của quần thể trung gian truyền bệnh.
Phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết. |
Thường sau mỗi đợt dịch bùng phát mạnh, các địa phương sẽ ra quân vệ sinh môi trường triệt để, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, kiểm soát được sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên, sau khoảng 3-4 năm, dần dần vật truyền bệnh sẽ sinh sôi trở lại, phát triển thành quần thể mới gây ra vụ dịch mới.
“Hiện đã đến mùa của muỗi sinh sôi truyền bệnh, bên cạnh nhiệm vụ chống dịch Covid-19, địa phương, người dân chủ động phòng các dịch bệnh theo mùa hàng năm, nhất là dịch sốt xuất huyết Dengue, nếu không dễ xảy ra tình trạng dịch chồng dịch trong mùa hè” - Tiến sĩ Vũ Minh Điền cảnh báo.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, các triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, phát ban, đau đầu, đau người, buồn nôn... Thông thường, đa số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể tự khỏi sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp diễn biến nặng có thể xảy ra tình trạng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, phụ nữ có thể rong kinh... Đặc biệt, các trường hợp nặng hơn có biểu hiện như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu... nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.
Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết: Trong bối cảnh dịch Covid-19, các triệu chứng của sốt xuất huyết cần được phân biệt vì một số biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như: Sốt, đau mỏi cơ... Vì vậy, nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra hậu quả đáng tiếc. Người dân khi có biểu hiện mắc sốt xuất huyết cần đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Người dân tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà, dễ nguy hiểm nếu không điều trị đúng, nhất là với các trường hợp diễn biến nặng.
Cũng theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết lây lan là do muỗi vằn truyền bệnh. Vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc chống dịch của các địa phương, ý thức phòng bệnh tại gia đình của mỗi người dân rất quan trọng. Hàng tuần, mỗi người nên bỏ ra từ 10-15 phút để kiểm tra khuôn viên trong gia đình, nhằm phát hiện các dụng cụ chứa nước và loại bỏ các dụng cụ, phế thải… có thể chứa nước đọng là nơi muỗi đẻ trứng, sinh ra các ổ bọ gậy (loăng quăng) phát triển thành đàn muỗi truyền bệnh.
Bên cạnh đó, hiện nay thời tiết nóng, mưa nhiều rất thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và lây bệnh, nguy cơ dịch sốt xuất huyết trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục gia tăng.Để chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các địa phương huy động các tổ chức triển khai diệt lăng quăng, bọ gậy, bảo đảm tất cả hộ gia đình tại vùng có nguy cơ được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, nơi sinh sản của muỗi. Các địa phương chỉ đạo Trung tâm y tế giám sát chặt việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương, bảo đảm phun hóa chất đúng kỹ thuật... Ngoài ra, các địa phương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00