Trải nghiệm xin chữ đầu năm online đầy mới mẻ
Văn Miếu Quốc Tử Giám nhộn nhịp người tới xin chữ đầu năm Xin chữ đầu năm – ước vọng qua từng nét chữ Giữ gìn nét đẹp truyền thống xin chữ đầu năm |
Theo thông lệ, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, phố ông đồ và Hội chữ Xuân sẽ được tổ chức ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hoạt động này thường được kéo dài đến rằm tháng Giêng hoặc lâu hơn.
Tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh vẫn còn phức tạp nên Hội chữ Xuân sẽ được tổ chức online để đáp ứng nhu cầu du xuân xin chữ đầu năm của người dân. Điểm nổi bật nhất của việc xin chữ là các ông đồ sẽ tương tác với người nhận chữ trên nền tảng Zoom.
Theo đó, sự tương tác và ước nguyện nhận chữ của người dân vẫn được thực hiện tốt và chạm tới cảm xúc người cho và nhận chữ qua từng nét bút mực tàu, giấy đỏ.
Thầy đồ Văn Miếu Trần Đình Cường cho chữ đầu năm qua Zoom. |
Năm nay, chương trình được thực hiện từ 26/1 đến 6/2/2022 (tức 24 tháng Chạp đến mùng 6 âm lịch) trên các nền tảng website, fanpage là https://duxuanonline.com và Zoom mở đón du khách xin chữ đầu xuân online từ 9g00 sáng mùng 1 đến hết mùng 6 âm lịch.
Việc thực hiện xin chữ online là sự tiếp nối và thích ứng nếp sống "bình thường mới" đảm bảo yêu cầu phòng dịch Covid-19 của Ban Tổ chức với thông điệp "Truyền thống và Đổi mới".
"Ông đồ vẫn áo the khăn xếp nhưng đã "hội nhập" trong xu thế mới của công cuộc chuyển đổi số 4.0, phát triển và bảo tồn nét đẹp văn hóa Việt Nam. Hơn thế nữa sự kiện được tổ chức bởi các thành viên của tổ chức kết nối thương mại toàn cầu để ông đồ không chỉ cho chữ du khách 63 tỉnh, thành mà còn cả ở 79 quốc gia trên thế giới có thành viên BNI là những điểm đặc sắc của chương trình năm nay", bà Tăng Thị Thu Hà - Tổng Giám đốc công ty LongLink Việt Nam - Đại diện Ban Tổ chức chia sẻ về chương trình.
Công ty TNHH LongLink Việt Nam là đối tác tổ chức Hội chữ Xuân của Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám xuyên suốt từ năm 2018. Năm nay, sự kiện được tổ chức theo hình thức mới, nhằm đáp ứng nhu cầu du xuân xin chữ đầu năm của người dân, lan tỏa được giá trị văn hóa đến mọi miền Tổ quốc và tới cộng đồng Việt kiều ở xa quê hương; đồng thời bảo đảm các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Anh Trần Nghiêm Nghị, một người Việt sinh sống tại Phần Lan cho biết: "Tôi đang sinh sống tại Phần Lan 30 năm. Và rất cảm kích khi được tham gia sự kiện du xuân online trên Zoom. Được gặp người thân, bạn bè, cố hương".
Còn chị Đinh Thị Tâm cho hay: "Quê tôi ở Ninh Bình. Lần đầu tiên tôi được thầy đồ cho chữ online như này, cảm giác thật tuyệt vời trong bối cảnh "bình thường mới".
“Nghĩ đến ông đồ, mọi người thường nghĩ ngay đến những gì xưa cũ, cổ truyền. Nay chúng tôi vẫn bảo lưu và truyền bá những giá trị truyền thống nhưng trên không gian mạng. Với chúng tôi, đây là trải nghiệm mới mẻ và chúng tôi cũng say sưa với việc thích ứng với bình thường mới. Giao lưu với người nhận chữ qua Zoom tôi cũng thấy vui hơn” - ông đồ Nguyễn Đức Vọng hào hứng chia sẻ.
Từ xa xưa, thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày đầu năm mới của người Việt được coi là điều thiêng liêng, một việc quan trọng của gia đình. Xin chữ đầu năm thể hiện mong muốn của người xin chữ cho cả một năm mới mang đến những điều may mắn, bình an và phúc thọ tràn đầy được lồng trong những nét mực uyển chuyển.
Người cho chữ là ông đồ túc nho và người xin chữ thường là những chủ nhà cầu mong những tin mừng cùng những vận hội mới trong cuộc đời và đặc biệt là những nhà có người theo học, mong được con chữ của Thánh hiền, giáng ứng cho may mắn trong học hành thi cử.
Ngoài cầu may mắn, người ta còn muốn xin cái đức độ, tài năng của ông đồ và lấy chữ để răn mình. Đó cũng là một minh chứng về truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc.
Để đáp ứng nhu cầu xin chữ của người dân Thủ đô, du khách cũng có thể tới trực tiếp Angel Studio (106 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội) để nhận những bức thư pháp trực tiếp từ các ông đồ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28