Trả lại không gian công cộng cho người dân

(LĐTĐ) Trong khi người dân Thủ đô đang thiếu diện tích công viên, cây xanh thì tại một số nơi, một phần không gian công cộng đang bị các hàng, quán bán rong chiếm dụng thành nơi kinh doanh khiến nhiều người dân bức xúc. Thực tế cho thấy, trong công tác quản lý, việc mạnh tay xử lý các hành vi lấn chiếm là hết sức cần thiết…
Thúc đẩy du lịch Thủ đô qua kiến tạo không gian công cộng
Kiến tạo không gian công cộng: Vì một Hà Nội đáng sống

Nhiều không gian công cộng bị chiếm

Dù mới đầu hè nhưng thời tiết những ngày vừa qua nắng và nóng nực khiến người dân Thủ đô tìm đến khu vui chơi giải trí, công viên nhiều hơn. Có thể thấy, trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có hàng trăm công viên, vườn hoa, hồ nước sinh thái phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Hệ thống công trình phúc lợi công cộng này được kỳ vọng là những địa điểm sạch đẹp, văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, tại nhiều công viên, vườn hoa, không gian công cộng vẫn đang bị sử dụng chưa đúng chức năng.

Trả lại không gian công cộng cho người dân
Những hành vi lấn chiếm không gian công cộng cần phải xử lý nghiêm (Ảnh:T.K)

Theo ghi nhận, thời điểm này, các hàng quán tại công viên, vườn hoa, ven hồ ở Hà Nội cũng đang vào mùa hoạt động hết công suất. Từ quán trà đá, giải khát cho đến các quán trà chanh “chém gió”, hàng bán đồ ăn vặt… đều “vô tư” chiếm đoạt không gian công cộng để kinh doanh. Tại Công viên Hòa Bình (phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) vốn được xem là một trong những công viên đẹp nhất Thủ đô, là nơi dành cho người dân thư giãn, tập thể dục và trẻ em vui chơi. Tuy nhiên, từ lâu tại đây mọc lên nhiều quán nước, chiếm ngay tại vỉa hè, lối vào cũng như trong khuôn viên công viên.

Ông Lê Văn Những (Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) là người thường xuyên tập thể dục trong công viên chia sẻ, từ khi công viên được đưa vào phục vụ nhân dân, bà con trong khu vực rất phấn khởi vì có chỗ rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi thoáng mát, sạch sẽ. Tuy vậy theo phản ánh của ông Những, thời gian vừa qua bất kể ban ngày hay buổi tối, thường xuyên xuất hiện hàng chục quán bán nước cùng các dịch vụ vui chơi, giải trí luôn chiếm giữ ngay tại các cổng của công viên. “Ngoài dịch vụ giải khát, ăn uống nhẹ đang tồn tại bên ngoài thì ngay cả trong khuôn viên cũng bị xâm chiếm nghiêm trọng. Ví dụ, vào buổi tối, các dịch vụ ăn uống, giải khát với hàng chục bàn ghế chiếm dụng ngay trong công viên”, ông Những cho biết.

Không chỉ riêng tại Công viên Hòa Bình, tại một số công viên khác trên địa bàn Thủ đô như Công viên Thống Nhất, Công viên Nghĩa Đô, Công viên Cầu Giấy… tình trạng chiếm dụng các không gian chung thành nơi buôn bán, kinh doanh cũng xảy ra. Bà Nguyễn Thị Hương (Nghĩa Tân, Cầu Giấy) cho biết: “Nhà tôi gần Công viên Nghĩa Đô nên chiều nào tôi cũng dẫn các cháu ra công viên chơi. Tuy nhiên, tình trạng người dân buôn bán xung quanh công viên khiến việc đi lại, vui chơi trở nên hạn chế hơn. Hơn nữa, tôi cho rằng việc hàng quán chiếm dụng xung quanh các không gian công cộng cũng khiến cho mỹ quan đô thị trở nên xấu hơn”.

Tại các vườn hoa, công viên nhỏ trên địa bàn Thành phố, tình trạng chiếm dụng không gian công cộng cũng trở nên phố biến hơn. Khoảng 10h30 phút ngày 27/5, có mặt tại vườn hoa Đại học Công đoàn trên đường Tây Sơn (quận Ðống Ða), có hàng chục hàng quán bán đủ loại như: Nước giải khát, trà đá, bỏng gạo, thịt bò khô, chim cảnh. Thậm chí, một góc vườn hoa, người dân dựng lán lấn chiếm, đồ đạc cũ vứt chỏng chơ, sáu, bảy người lái xe ôm ngồi tràn lan ngay tại các quán trà đá xung quanh vườn hoa để đợi khách.Hay tại vườn hoa ngay cạnh Đại học Thủy Lợi (đường Tây Sơn) hàng loạt hàng quán cũng chiếm dụng y như vậy.

Nâng cao trách nhiệm quản lý

Cũng theo ghi nhận, tại các tuyến đường ven Hồ Tây, các quán cafe, nước giải khát mọc san sát nhau, chưa đầy 5 mét lại có một điểm. Đa phần các cửa hàng đều bày bàn ghế tràn ra ngoài “xí” nốt phần vỉa hè ít ỏi dành cho người đi bộ. Đủ các loại bàn, ghế nhựa, mành chiếu phủ kín phần đường dành cho người đi bộ dọc đường bao quanh hồ.

Tất cả các khoảng trống đều được các chủ cửa hàng tận dụng tối đa, khách ăn nhậu xả rác ngay tại hồ, thức ăn, bát đĩa bày bừa bãi ra lối đi bắt đầu từ chiều đến tối muộn. Ông Nguyễn Văn Hùng (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) bức xúc cho biết: “Cứ đến tối là lối dành cho người đi bộ như chúng tôi không còn. Cả người già lẫn trẻ em đều phải đi dưới lòng đường nườm nượp phương tiện giao thông, rất nguy hiểm”.

Không chỉ vậy, tình trạng lấn chiếm, sử dụng tài sản công cộng như ghế đá của nhiều chủ hộ kinh doanh diễn ra phổ biến và được coi như “chuyện đương nhiên”. Tại khu vực hồ Thủ Lệ và hồ Giảng Võ, các quán cóc bán nước giải khát cũng xuất hiện nhưng với mật độ thưa hơn, không thu hút đông khách như các tụ điểm trên. Tuy nhiên, việc các chủ cửa hàng ngang nhiên bày tràn lan bàn ghế để kinh doanh nơi công cộng, xéo nát vườn hoa, bãi cỏ, xả rác bừa bãi khiến nhiều người dân trong khu vực này bức xúc.

Ngoài việc hàng loạt các hàng quán thay nhau lấn chiếm không gian công cộng thì hiện nay, tại rất nhiều nơi vui chơi công cộng, người dân vô tư xả rác, khạc nhổ, tiểu tiện bừa bãi. Thậm chí, nhiều người đi dạo còn dắt vật nuôi theo sau, những con vật này vô tư xả chất thải bừa bãi. Những biểu hiện thiếu văn hóa nữa của những người dân trong lúc đi dạo chơi ở công viên, vườn hoa đang làm xấu đi những nét đẹp vốn có của Thủ đô. Ðể công viên, vườn hoa thật sự là nơi vui chơi lành mạnh, trước mắt cần sự đồng lòng, vào cuộc của cả cơ quan chức năng và người dân sinh sống trên địa bàn.

Thiết nghĩ, công việc xây dựng hoàn thiện hệ thống công viên, vườn hoa trên địa bàn Hà Nội còn có nhiều vấn đề vướng mắc cần tiếp tục được tháo gỡ. Trên thực tế, việc lấn chiếm tại công viên, vườn hoa, không gian công cộng đã diễn ra khá lâu nhưng vẫn tồn tại và chưa được giải quyết triệt để. Đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng nhanh chóng kiểm tra và xử lý vi phạm, trả lại nơi vui chơi, thư giãn công cộng cho người dân Thủ đô. Trước mắt, để bảo đảm cho mạng lưới khu vui chơi công cộng thật sự là những địa điểm vui chơi văn minh, sạch đẹp, an toàn, trật tự đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai thực hiện những biện pháp hiệu quả trong việc phân công trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo vệ các công trình này.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy chế, nội quy sinh hoạt ở nơi công cộng. Ðồng thời, tăng cường các biện pháp, chế tài xử phạt đối với người vi phạm nếp sống văn minh, các đối tượng bán hàng rong, đeo bám khách du lịch hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Có như vậy, diện mạo của hệ thống công viên, vườn hoa, nơi vui chơi công cộng của Thủ đô Hà Nội mới thật sự thay đổi, không còn trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân và khách du lịch.

Tuấn Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động