TP.HCM: Yêu cầu không kiểm tra học sinh theo kiểu 'kêu bất chợt, hỏi bất chợt'
TP.HCM kiện toàn nhân sự và đơn vị hành chính tại thành phố Thủ Đức TP.HCM: Phát hiện phòng khám giữ bệnh nhân "vẽ bệnh moi tiền" Đề nghị 3-4 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Phương Hằng |
Tại buổi họp báo chiều 21/9, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM đã làm rõ phát ngôn của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu "giáo viên không kiểm tra bài đầu giờ kiểu kêu bất chợt, hỏi bất chợt".
Theo ông Minh, trong bài phát biểu trên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, nói giáo viên không kiểm tra bài đầu giờ "đột xuất và bất chợt" chứ không nói dừng việc kiểm tra bài đầu giờ.
Theo ông Minh, việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải tuân thủ theo quy định gồm kiểm tra thường xuyên và định kỳ có thể bằng nhiều hình thức như vấn đáp, kiểm tra bằng giấy, qua quá trình học tập, qua thái độ học tập, bằng sản phẩm thực hành… chứ không chỉ kiểm tra miệng. Giáo viên cần xác định rõ kế hoạch kiểm tra, kiểm tra phải đánh giá được năng lực chứ không phải kiểm tra chỉ để biết học sinh có thuộc chữ hay không rồi đánh giá được năng lực của học sinh.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM phát biểu tại buổi họp báo. |
"Giáo viên phải thay đổi tư duy trong tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh và phải xác định kiểm tra nhằm mục đích gì. Then chốt là nếu kiểm tra, đánh giá tốt thì quá trình đổi mới giáo dục thành công. Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá học sinh", ông Minh cho biết.
Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM cũng cho rằng, kiểm tra đánh giá là hoạt động bình thường trong giáo dục; hình thức kiểm tra, nội dung kiểm tra, giáo viên phải thực hiện theo đúng thông tư hướng dẫn. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải có quá trình chứ không phải kiểm tra bất chợt.
"Ví dụ như một số clip vui trên mạng xã hội, giáo viên cầm lô tô xào qua xào lại, học sinh bốc trúng số nào thì lên kiểm tra. Hay như hành vi cầm cây viết rà lên danh sách, tạo áp lực lớn cho người học. Chúng tôi phản đối cách làm trên bởi việc này khiến học sinh lúc nào cũng lo sợ, áp lực không biết hôm nay mình có trả bài hay không", ông Minh nói.
Do vậy, theo Sở GD&ĐT TP.HCM, kiểm tra đánh giá cần đa dạng về hình thức như vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, dự án, năng lực giải quyết vấn đề. Cách thức đánh giá cần đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác. Sở sẽ tập huấn, hướng dẫn các giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá này.
Vì sao tiền máy lạnh, sửa chữa cơ sở vật chất năm nào cũng đóng? Thông tin về vấn đề tiền máy lạnh, sửa chữa cơ sở vật chất trong phòng học năm học nào cũng triển khai, ông Hồ Tấn Minh cho biết, Thông tư số 16 của Bộ GD&ĐT quy định khuyến khích các nhà tài trợ đầu tư trang thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, cải tạo sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục, hỗ trợ các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Qua các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT TP.HCM, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không xem huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo. Về việc lắp máy lạnh, mỗi năm các trường có nhu cầu trang bị máy lạnh chỉ mua hoặc sửa chữa máy lạnh theo hình thức cuốn chiếu, chỉ trang bị máy lạnh cho một số phòng học nhất định. Các năm học sau có thể tiếp tục mua thêm để trang bị cho các phòng học khác nên tiếp tục vận động. Trong quá trình máy hoạt động có thể bị hư hỏng nên cần kinh phí vận động để bảo trì, sửa chữa. Về cơ sở vật chất, nhiều trường xây dựng trong thời gian gần đây hoặc đã xây dựng lâu năm trong quá trình sử dụng đều có sự xuống cấp, hư hỏng; vì vậy cần có nguồn kinh phí để cải tạo, sửa chữa trong khi nguồn kinh phí Nhà nước cấp còn hạn hẹp... nên cần thêm nguồn vận động tài trợ từ xã hội hóa. Mỗi năm các trường chỉ làm một vài hạng mục, nên hàng năm có vận động tài trợ theo nhu cầu, có sự thỏa thuận với phụ huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Các đơn vị trường học cần tiếp tục thực hiện mở rộng các đối tượng vận động tài trợ trên địa bàn, không chỉ tập trung vào một đối tượng là phụ huynh học sinh và không tập trung vận động tài trợ vào đầu năm học. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48