TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp

(LĐTĐ) UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về sự kiện Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2024. Hai sự kiện này sẽ diễn ra trong tháng 9 với trọng tâm về chuyển đổi công nghiệp, một trong những động lực phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.
Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể Tín dụng tăng trở lại vì kinh tế “ấm” lên Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

16 quốc gia bàn về kinh nghiệm thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp

Đối thoại Hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2, với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm và các ưu tiên trong hợp tác phát triển”, sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 24/09/2024. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của 36 đoàn đến từ 16 quốc gia như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều quốc gia khác.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ được nghe báo cáo tổng quan về tiến trình chuyển đổi công nghiệp tại TP.HCM. Đồng thời, sẽ có những cuộc thảo luận về kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, bao gồm việc xây dựng chính sách, đổi mới công nghệ và huy động nguồn lực từ các mô hình hợp tác công tư (PPP). Các đại biểu cũng sẽ đánh giá những thách thức mà TP.HCM đang đối mặt trong quá trình chuyển đổi công nghiệp và đề xuất các lĩnh vực hợp tác tiềm năng.

Một điểm nhấn của sự kiện là lễ công bố Biểu tượng hữu nghị quốc tế của TP.HCM, cùng chương trình tiệc trà hữu nghị, nơi giới thiệu văn hóa trà Việt đến bạn bè quốc tế.

Vào buổi chiều và tối ngày 24/9, các đại biểu tham gia sự kiện sẽ khoác lên mình những bộ áo dài truyền thống Việt Nam được thiết kế riêng, làm từ chất liệu gấm và lụa với họa tiết lá tre cách điệu. Đây là một hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt, không chỉ nhằm tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt mà còn quảng bá tà áo dài đến bạn bè quốc tế.

TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp
Ban tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024 thông tin về chương trình. Ảnh: Cẩm Viên.

Còn Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27/9/2024, với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM”. Đến thời điểm hiện tại, đã có 40 đoàn từ các quốc gia và tổ chức quốc tế xác nhận tham gia.

Tại phiên toàn thể, các đại biểu sẽ được lắng nghe báo cáo về các xu hướng chủ đạo (Megatrends) trong chuyển đổi công nghiệp trên thế giới, hệ sinh thái quản trị và chiến lược chuyển đổi công nghiệp của TP.HCM trong bối cảnh kết nối khu vực và quốc tế. Đặc biệt, vai trò của Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP.HCM sẽ được nhấn mạnh.

Diễn đàn cũng sẽ tổ chức các phiên thảo luận chuyên đề về vai trò của C4IR trong quá trình chuyển đổi công nghiệp, chiến lược ưu tiên trong phát triển công nghiệp, và sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình này.

Một trong những sự kiện quan trọng của diễn đàn là phiên đối thoại chính sách với Thủ tướng Chính phủ vào ngày 25/9. Tại đây, các doanh nghiệp, địa phương sẽ có cơ hội thảo luận trực tiếp với Thủ tướng và các bộ, ngành Trung ương về thực trạng và giải pháp trong việc chuyển đổi công nghiệp, đồng thời đưa ra các kiến nghị chiến lược nhằm hỗ trợ quá trình này.

Ngoài ra, trong khuôn khổ sự kiện, UBND TP.HCM sẽ tổ chức lễ khánh thành và ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 24/9/2024. Trung tâm sẽ hoạt động theo mô hình kết hợp giữa khu vực công và tư, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn.

Thúc đẩy chuyển đổi xanh và số hóa

Tại buổi họp báo, ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, chia sẻ kỳ vọng rằng với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và đại biểu quốc tế, Đối thoại Hữu nghị TP.HCM và Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024 sẽ mở ra những cơ hội mới, giúp ngành công nghiệp của thành phố phát triển bền vững.

Ông An nhấn mạnh, chuyển đổi công nghiệp là nhu cầu cấp bách để TP.HCM nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm phát thải và thân thiện với môi trường. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn tăng khả năng hội nhập, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ông cũng chỉ ra rằng Thành phố cần chuyển đổi kép: "Vừa chuyển đổi xanh và số hóa, vừa ứng dụng công nghệ cao để nâng cấp chuỗi giá trị công nghiệp, tìm kiếm động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh vai trò trung tâm kinh tế của TP.HCM đang có dấu hiệu suy giảm".

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, đã chia sẻ quan điểm về thực trạng và định hướng phát triển của doanh nghiệp tại TP.HCM. Ông cho biết, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố rất đông nhưng phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa khiến tỷ lệ cạnh tranh khá yếu.

Đặc biệt, tại thời điểm này tỷ lệ xuất khẩu đã giảm từ 45% xuống còn 12% và tỷ trọng đóng góp vào GDP trước đây cũng giảm từ 52% xuống còn 15%. Nguyên nhân chính đến từ việc Thành phố vẫn đang phát triển theo chiều rộng, trong khi khả năng tận dụng nguồn vốn và công nghệ cao không còn nhiều. Với diện tích đất công nghiệp hạn chế, việc phát triển thêm diện tích này không khả thi. Thay vào đó, cần tập trung khai thác hiệu quả các khu công nghệ cao và thúc đẩy kinh tế số.

Ông Hòa nhấn mạnh, xu hướng phát triển bền vững là một tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Việc hội nhập ngày càng sâu rộng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn mới, đặc biệt là các tiêu chuẩn xanh và bền vững. Nếu không tận dụng cơ hội này, doanh nghiệp có thể mất thị trường.

Ngược lại, việc tuân thủ các tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp trở thành một phần của chuỗi giá trị toàn cầu. Trung ương đã đề ra nhiều chủ trương quan trọng, trong đó tập trung vào việc chuyển đổi mô hình công nghiệp sang kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Điều này sẽ tạo ra nền tảng mới, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững, đặc biệt là hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2025.

"Chuyển đổi công nghiệp không chỉ giúp tăng giá trị kết nối mà còn nâng cao vị thế của thành phố. Để thực hiện thành công quá trình này, cần có sự tham gia của nhiều bên, từ doanh nghiệp, chính quyền trung ương đến các địa phương lân cận", ông Hòa nói.

Tại họp báo nhiều đại biểu cũng cho rằng, thời gian qua Trung ương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi số và phát triển bền vững và điều quan trọng là các chính sách này phải thực sự thấm sâu vào đời sống doanh nghiệp. Đồng thời, việc chuyển đổi lao động cũng là yếu tố quan trọng, đặc biệt là khi các địa phương trong vùng có sự hợp tác chặt chẽ. TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương để cùng nhau phát triển công nghiệp bền vững.

Còn theo Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại và Hội nghị Quốc tế Lê Trường Duy, Đối thoại Hữu nghị được kì vọng là sân chơi để địa phương trao đổi, tiến đến hợp tác trong chuyển đổi công nghiệp, cầu nối giữa TP.HCM với các địa phương quốc tế kết nghĩa, nhằm mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp chuyển đổi công nghiệp hướng tới việc phát triển bền vững. Cùng với Đối thoại Hữu nghị, Diễn đàn Kinh tế sẽ đi sâu vào những vấn đề chuyên môn, đưa ra những giải pháp, chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế TP.HCM.

Viên Viên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hầu hết các hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng đường Nguyễn Tuân

Hầu hết các hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng đường Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với sự kiên trì tuyên truyền, vận động của các lực lượng từ phường đến quận, đã có 157/160 trường hợp ký biên bản, bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Giá vàng thế giới tăng nhẹ do yếu tố tỷ giá

Giá vàng thế giới tăng nhẹ do yếu tố tỷ giá

(LĐTĐ) Hôm nay (14/10), giá vàng thế giới chỉ tăng khiêm tốn 0,15%, giá sau quy đổi tăng vọt do tỷ giá.
Tỷ giá USD hôm nay (14/10): Đồng USD xu hướng tăng

Tỷ giá USD hôm nay (14/10): Đồng USD xu hướng tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (14/10), tỷ giá đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.175 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY), đứng ở mức 102,92.
Giá xăng dầu hôm nay (14/10): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (14/10): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Giá dầu hôm nay (14/10/2024) giảm nhẹ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 75,49 USD/thùng, giảm 0,38% (tương đương giảm 0,29 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 78,79 USD/thùng, giảm 0,45% (tương đương giảm 0,36 USD/thùng).
Trường THCS Hai Bà Trưng đảm bảo quyền lợi chính đáng của viên chức và người lao động

Trường THCS Hai Bà Trưng đảm bảo quyền lợi chính đáng của viên chức và người lao động

(LĐTĐ) Trường THCS Hai Bà Trưng vừa tổ chức thành công Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm học 2024-2025.
Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế bị xử phạt hành chính hơn 2,2 tỷ đồng

Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế bị xử phạt hành chính hơn 2,2 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, vừa ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế với số tiền phạt lên tới hơn 2,2 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch chứng khoán 4 tháng do hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch đối với cổ phiếu HT1.
Hai công ty chứng khoán bị xử phạt hành chính gần 370 triệu đồng

Hai công ty chứng khoán bị xử phạt hành chính gần 370 triệu đồng

(LĐTĐ) Công ty cổ phần Chứng khoán FPT và Công ty cổ phần Chứng khoán Pinetree vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra các quyết định xử phạt hành chính tổng số tiền phạt lên tới 367,5 triệu đồng do các vi phạm: không bảo đảm cơ cấu nhân sự đáp ứng điều kiện; không báo cáo về hoạt động kinh doanh; vi phạm quy định về hạn chế giao dịch ký quỹ...

Tin khác

Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

(LĐTĐ) Thời điểm này, dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời; các nền kinh tế lớn liên tục điều chỉnh chính sách khiến các dòng vốn đầu tư dịch chuyển, cấu trúc đầu tư thương mại thay đổi. Thực tế này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức vừa mang đến thời cơ, vận hội mới cho các quốc gia, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam.
Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

(LĐTĐ) Dự kiến năm 2024 Hà Nội sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 3,13 tỷ USD. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, tài chính quan trọng của khu vực và cả nước mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ra mắt giải pháp quảng cáo bằng Snapchat dành cho doanh nghiệp

Ra mắt giải pháp quảng cáo bằng Snapchat dành cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 10/10, Công ty công nghệ Snap ra mắt giải pháp Snapchat for Business (quảng cáo trên Snapchat dành cho doanh nghiệp) ở thị trường Việt Nam. Với các công cụ quảng cáo hiện đại, giải pháp này giúp các doanh nghiệp, thương hiệu, và các nhà tiếp thị ở Việt Nam tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ tuổi trên toàn thế giới thông qua nền tảng Snapchat, từ đó thúc đẩy thương mại xuyên biên giới.
Hơn 183.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

Hơn 183.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

(LĐTĐ) Trong 9 tháng qua, cả nước có hơn 183.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,7%.
Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

(LĐTĐ) Với sự đồng hành của hội phụ nữ các cấp, bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, như hỗ trợ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, tạo mô hình sinh kế, học nghề..., phụ nữ Thủ đô ngày càng phát huy được năng lực, có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Theo đó, quyền năng kinh tế và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện để phụ nữ phấn đấu, vươn lên.
Ấn tượng vì sự đầu tư siêu nhà máy của Vinamilk để làm ra mỗi hộp sữa

Ấn tượng vì sự đầu tư siêu nhà máy của Vinamilk để làm ra mỗi hộp sữa

(LĐTĐ) Đó là chia sẻ của bà Trần Thị Lê, thành viên của Câu lạc bộ Người cao tuổi quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), sau chuyến tham quan Nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk.
Rạng Đông đột phá chuyển đổi số với 6 chiến lược vàng, chinh phục thị trường quốc tế

Rạng Đông đột phá chuyển đổi số với 6 chiến lược vàng, chinh phục thị trường quốc tế

(LĐTĐ) Rạng Đông đã thực hiện chuyển đổi số trong 5 năm với 6 chiến lược đột phá, hướng tới trở thành doanh nghiệp công nghệ cao dẫn đầu thị trường quốc tế. Mục tiêu năm 2030 là đạt tăng trưởng 20 - 25%, thu nhập bình quân 2.000 USD/người/tháng, và doanh thu 25 nghìn tỷ đồng.
Thành lập Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội rộng gần 200ha

Thành lập Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội rộng gần 200ha

(LĐTĐ) Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội được xây dựng với quy mô diện tích 199,03ha, thuộc địa bàn các phường: Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương và Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất giảm mạnh

Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất giảm mạnh

(LĐTĐ) Từ đầu năm 2024 đến 19/9/2024, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh tại các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX - KCN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chỉ đạt 339,15 triệu USD, đạt 61,66% kế hoạch năm 2024 (550 triệu USD), giảm tới 64,12% so với cùng kỳ năm 2023 (945,23 triệu USD).
Đồng Nai: Nhiều doanh nghiệp, trường học nợ thuế, bảo hiểm xã hội của người lao động

Đồng Nai: Nhiều doanh nghiệp, trường học nợ thuế, bảo hiểm xã hội của người lao động

(LĐTĐ) Cục Thuế tỉnh Đồng Nai và Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai vừa công khai danh sách thông tin nhiều doanh nghiệp, trường học trên địa bàn nợ thuế, nợ BHXH của người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động