TP.HCM: Tìm giải pháp gia tăng độ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Ngày 30/7, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Hội nghị: “Giải pháp thúc đẩy mở rộng độ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội ở những nơi có quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố”.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội Hà Nội: Tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT cho thành viên các hợp tác xã

Độ bao phủ còn thấp

Theo ông Nguyễn Quốc Thanh - Phó Giám đốc BHXH TP.HCM: Tính đến nay trên địa bàn Thành phố có gần 5 triệu lao động, 461.654 doanh nghiệp với gần 2,54 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc, chiếm tỷ lệ 51,75% tổng số người tham gia BHXH so với tổng số lực lượng lao động trên địa bàn.

Ngoài ra, hiện nay BHXH Thành phố phát hiện có 7.912 doanh nghiệp có đăng ký thuế nhưng chưa tham gia BHXH, và có 49.433 doanh nghiệp đã tham gia BHXH, nhưng tham gia chưa đầy đủ cho người lao động.

TP.HCM: Tìm giải pháp gia tăng độ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội
Quang cảnh hội thảo.

Trong 6 tháng đầu năm 2024 số thu BHXH toàn Thành phố đạt hơn 43.031 tỷ đồng (đạt 45,82% kế hoạch); số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là hơn 6.871 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ là 7,32% kế hoạch thu được giao. Cơ quan BHXH đã tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra 917 đơn vị, trong đó ghi nhận các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng với tổng số tiền 176,3 tỷ đồng, số tiền khắc phục ngay thời điểm thanh tra, kiểm tra là 52 tỷ đồng; lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 85 đơn vị.

Đại diện BHXH TP.HCM thẳng thắn nhìn nhận: Hiện nay số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao, số tiền chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT còn cao; việc khai thác, phát triển người tham gia BHXH còn hạn chế. Nguyên nhân là do việc tuyển dụng lao động còn gặp một số khó khăn nhất định.

Từ đầu năm 2024 đến nay, có 10 doanh nghiệp giảm gần 20.000 lao động và có nhiều người đã dịch chuyển công việc từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức. Trên địa bàn Thành phố có tới 57.345 đơn vị, gần 1,5 triệu lao động cần phải rà soát, do những đơn vị này (thường thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ bảo vệ, xây dựng, cung ứng lao động...) có sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng thường lách luật BHXH để không tham gia BHXH cho người lao động.

Có tình trạng các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ ở ngoài khu công nghiệp lách luật, cố tình không tham gia BHXH cho người lao động. Trong khi đó, tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN còn xảy ra nhiều tại các doanh nghiệp. Vẫn còn tỷ lệ nhất định người lao động về quê nghỉ Tết Nguyên đán không quay trở lại TP.HCM làm việc do sự cạnh tranh gia tăng với thị trường nội địa.

Còn theo bà Lượng Thị Tới - Phó Giám Sở LĐTBXH TP.HCM: Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và tình hình kinh tế - chính trị thế giới diễn biến phức tạp, đã gây ảnh hưởng, khó khăn trong công tác phát triển đối tượng người tham gia BHXH. Cụ thể, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì việc làm cho người lao động, người lao động có xu hướng nhận BHXH một lần tăng cao, dẫn tới tình trạng người lao động mất cơ hội được hưởng quyền lợi hưu trí, BHYT trong tương lai.

Ngoài ra, chế độ BHXH tự nguyện và chính sách của Nhà nước hỗ trợ người tham gia đóng BHXH tự nguyện hiện hành chưa thu hút nhiều người dân tham gia, nhất là người lao động thuộc khu vực phi chính thức. Một bộ phận người lao động và người sử dụng lao động chưa nhận thức đúng, hoặc cố tình vi phạm pháp luật về quyền lợi, trách nhiệm của các bên khi tham gia BHXH, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH còn phổ biến như trốn đóng, nợ đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, chưa tham gia hoặc không tham gia đúng số người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp...

Một bộ phận doanh nghiệp thiếu hợp tác trong giải quyết quyền lợi, chế độ cho người lao động (nhất là doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH), không tham dự các buổi làm việc do Thanh tra Sở mời; đóng cửa, không hoạt động tại địa chỉ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thường xuyên di chuyển địa điểm hoạt động nhiều nơi, ảnh hưởng rất nhiều trong công tác xử lý, xác minh thông tin doanh nghiệp.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Để gia tăng độ bao phủ người tham gia BHXH, đại diện Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết, sẽ phối hợp với BHXH Thành phố và các đơn vị liên quan tập trung triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu đề ra theo đúng tiến độ; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm hành chính khi phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giải quyết tố cáo.

Đồng thời, Sở LĐTBXH cũng đề xuất thanh tra, kiểm tra đột xuất, hoặc đề xuất doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm liền kề đối với các trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.

Còn theo BHXH TP.HCM, trong thời gian tới, cơ quan BHXH sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển người tham gia BHXH; liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý doanh nghiệp, quản lý lao động giữa các cơ quan để xác định chính xác số doanh nghiệp, người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN để yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT đầy đủ theo quy định của pháp luật. Đồng thời sẽ tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành trong công tác thanh tra liên ngành, kiểm tra đột xuất các đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật BHXH.

TP.HCM: Tìm giải pháp gia tăng độ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội
Công nhân Công ty PouYuen quận Bình Tân, TP.HCM vào lúc tan ca. (Ảnh: Minh Tuấn)

Cùng với đó, BHXH TP.HCM cũng kiến nghị Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố có hướng dẫn triển khai Nghị quyết 08/2024/NQ-HĐND ngày 22/6/2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; mức hỗ trợ, bồi dưỡng và mức chi đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn Thành phố, để những người này được tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

Theo ông Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM: Trong chức năng, nhiệm vụ, các cấp Công đoàn Thành phố nhất là Công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; chủ động và thường xuyên phối hợp Công đoàn cơ sở tiếp tục thông báo tình hình nợ của doanh nghiệp để tác động doanh nghiệp nộp kịp thời, không để nợ quá lâu và quá lớn.

Ngoài ra, LĐLĐ Thành phố cũng đề nghị BHXH Thành phố tiếp tục tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các ngành chức năng xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, chiếm dụng tiền đóng của người lao động.

LĐLĐ Thành phố đề nghị, BHXH TP.HCM chỉ đạo BHXH thành phố Thủ Đức và các quận huyện áp dụng các biện pháp “mạnh” để hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH như phong tỏa hóa đơn của doanh nghiệp, như cơ quan Thuế khi doanh nghiệp trốn đóng BHXH. Đối với các trường hợp doanh nghiệp nợ BHXH trên 12 tháng, có thể áp dụng hình thức cấm xuất cảnh đối với người đứng đầu doanh nghiệp. Thanh tra đột xuất đối với các doanh nghiệp không khắc phục số tiền nợ BHXH, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần, hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Theo LĐLĐ TP.HCM: Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố ghi nhận có 59.964 trường hợp nghỉ việc tại các doanh nghiệp và đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; đã giải quyết việc làm cho 166.135 lượt người. Tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định. Toàn địa bàn Thành phố chỉ xảy ra 3 vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể (giảm 3 vụ so với cùng kỳ năm 2023) tại 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc với số người lao động tham gia là 592/746 người. Trong những năm qua, hệ thống tư vấn pháp luật trực thuộc Công đoàn Thành phố đã tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho 37.137 lượt người lao động; khởi kiện ra Tòa án nhân dân 10 doanh nghiệp về nợ lương, BHXH…
Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Tin khác

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ phúc lợi để người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Là một trong những doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và uy tín trong lĩnh vực công ích, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Năm 2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 9.288,82 tỷ đồng.
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

(LĐTĐ) Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động