TP.HCM: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng, hợp lòng dân

Mặc dù chỉ diễn ra trong một ngày (20/2) nhưng Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng, từ các vấn đề dân sinh, quy hoạch, đầu tư xây dựng đến tổ chức bộ máy hành chính và công tác nhân sự, đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Thành phố.
TP.HCM: Chi hơn 12.000 tỷ đồng tiền thu nhập tăng thêm cho cán bộ, người lao động Trao giải thưởng thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Thông qua 27 nghị quyết

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho biết, tại Kỳ họp lần này, các đại biểu HĐND Thành phố đã biểu quyết thông qua 27 Nghị quyết, trong đó có 11 nghị quyết liên quan đến công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy; 11 Nghị quyết liên quan lĩnh vực kinh tế, ngân sách, văn hóa xã hội; 5 Nghị quyết về nhân sự, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý để Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025 đã đề ra.

TP.HCM: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng, hợp lòng dân
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 21. (Ảnh: Việt Dũng).

Theo Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đề ra và chuẩn bị tiền đề cho giai đoạn phát triển mới; chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII… ; nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2025 “Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai Nghị quyết số 98 của Quốc hội; giải quyết cơ bản những vướng mắc, tồn đọng của Thành phố”.

Đồng thời thực hiện nghiêm các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, HĐND Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội và nhiều chủ trương lớn, rất quan trọng vừa được quyết định tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV, trong đó có việc bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và TP.HCM…

HĐND Thành phố đề nghị UBND Thành phố khẩn trương tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả những Nghị quyết HĐND Thành phố đã thông qua; chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu các nội dung theo quy định kịp trình HĐND Thành phố trong kỳ họp sắp tới.

Trong đó, tập trung triển khai các nội dung liên quan đến quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI và chủ đề năm 2025 đã đề ra, đặc biệt là hoàn thành phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp, kiện toàn thực sự được “nâng cấp, nâng tầm, chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn”…

Miễn học phí cho cấp tiểu học và Trung học phổ thông

Tại kỳ họp thứ 21, HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi và học sinh Trung học phổ thông (THPT) đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn TP.HCM từ năm học 2025 - 2026.

Theo đó, học sinh tại TP.HCM được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận; nhóm 2 là học sinh ở các trường thuộc 5 huyện của TP.HCM. Thành phố sẽ hỗ trợ từ 100.000 - 200.000 đồng/học sinh/tháng tùy cấp học. Cụ thể, nhóm nhà trẻ được hỗ trợ 200.000 đồng/học sinh đối với nhóm 1, 120.000 đồng/học sinh/tháng đối với nhóm 2. Nhóm mẫu giáo (không bao gồm mẫu giáo 5 tuổi) được hỗ trợ 160.000 đồng/học sinh/tháng đối với nhóm 1, 100.000 đồng/học sinh/tháng đối với nhóm 2; cấp THPT và giáo dục thường xuyên THPT được hỗ trợ 120.000 đồng/học sinh/tháng đối với nhóm 1, 100.000 đồng/học sinh/tháng đối với nhóm 2.

Như vậy, với mức hỗ trợ trên, trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT công lập sẽ không phải đóng học phí; riêng học sinh THPT ngoài công lập (trừ trường có vốn đầu tư nước ngoài) sẽ nhận mức hỗ trợ bằng mức học phí các trường công lập.

Dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí với 653 tỷ đồng; trong đó kinh phí thực hiện hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập là 423 tỷ đồng, ngoài công lập là 230 tỷ đồng. Chính sách này hướng đến mục tiêu tất cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông các cấp tại Thành phố đều có cơ hội tham gia học tập. Đây cũng là món quà của Thành phố tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đầu tư 4 dự án BOT khu vực cửa ngõ

HĐND TP.HCM cũng đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư 4 dự án giao thông trọng điểm khu vực cửa ngõ Thành phố gồm dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, đoạn từ đường Kinh Dương Vương đến ranh giới tỉnh Long An; dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22, đoạn từ nút giao An Sương đến vành đai 3; dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu đến ranh giới tỉnh Bình Dương và dự án nâng cấp đường trục Bắc - Nam, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành theo hợp đồng BOT.

Trong đó, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 từ đường Kinh Dương Vương đến ranh giới tỉnh Long An, có nhu cầu sử dụng đất khoảng 95,77 ha, tổng mức đầu tư khoảng 16.285 tỷ đồng. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 có nhu cầu sử dụng đất khoảng 49,25 ha, tổng mức đầu tư khoảng 10.424 tỷ đồng.

Trong khi đó, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 có nhu cầu sử dụng đất khoảng 39,54 ha, tổng mức đầu tư dự án khoảng 20.900,86 tỷ đồng. Dự án nâng cấp đường trục Bắc - Nam, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành có nhu cầu sử dụng đất khoảng 66,5 ha, tổng mức đầu khoảng 9.894 tỷ đồng.

TP.HCM: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng, hợp lòng dân
Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22 là 1 trong 4 dự án BOT được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 21.

Tinh gọn bộ máy hành chính

Tại kỳ họp lần thứ 21, HĐHD TP.HCM đã thông qua Nghị quyết về thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP.HCM. Cụ thể, bộ máy cơ quan chuyên môn mới của UBND TP.HCM gồm 7 sở được thành lập mới; 8 đơn vị chỉ tinh gọn đầu mối, tổ chức bên trong hoặc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ và Sở An toàn thực phẩm thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội.

Trong đó Sở Tài chính được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; đồng thời tiếp nhận Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Thành phố; bà Lê Thị Huỳnh Mai, giữ chức Giám đốc Sở Tài chính.

Sở Giao thông công chánh được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Sở Giao thông vận tải và tiếp nhận Văn phòng Thường trực Ban An toàn giao thông TP.HCM, một số chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hạ tầng từ Sở Xây dựng; ông Trần Quang Lâm, giữ chức Giám đốc Sở Giao thông Công chánh.

Sở Khoa học và Công nghệ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ; ông Lâm Đình Thắng, giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

Sở Tài nguyên và Môi trường được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn; ông Nguyễn Toàn Thắng giữ chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Xây dựng được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc; ông Trần Hoàng Quân, giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng.

Sở Nội vụ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Ông Võ Ngọc Quốc Thuận, giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ.

Sở Dân tộc và Tôn giáo được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ vào Ban Dân tộc; ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo. Công an TP.HCM tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ Sở Tư pháp.

Các cơ quan chỉ tinh gọn đầu mối, tổ chức bên trong là Thanh tra Thành phố, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Văn phòng UBND TP.HCM.

Như vậy, sau khi sắp xếp bộ máy, UBND TP.HCM có 16 cơ quan chuyên môn (giảm 5 cơ quan so với trước đây) gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chánh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Văn phòng UBND TP.HCM, Thanh tra Thành phố và Sở An toàn thực phẩm.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
Xem thêm
Phiên bản di động