TP.HCM: Những thí sinh "đặc biệt" trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

(LĐTĐ) Ngày 28/6, gần 90.000 thí sinh ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó có 9 thí sinh đặc biệt được hỗ trợ viết giùm và còn có một số thí sinh đặc biệt khác được hỗ trợ kỹ lưỡng trong kỳ thi.
TP.HCM: Thí sinh gãy cả hai tay được hỗ trợ viết giùm bài thi Thí sinh TP.HCM háo hức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Địa phương đầu tiên bàn giao 100% mặt bằng đường vành đai 3 TP.HCM

Nằm trên giường làm bài thi

Tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Trãi (quận Gò Vấp), thí Nguyễn Minh Thiên Phong, học sinh lớp 12 Trường THPT Gò Vấp được chăm sóc đặc biệt khi được nằm trên giường, trong phòng riêng để làm bài thi. Phong chia sẻ, tham gia kỳ thi bằng cách nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài làm, tuy nhiên, em vẫn cố gắng hết sức để hoàn thành bài thi.

Thí sinh Thiên Phong cho biết, trước ngày thi bản thân phải mổ do bị áp xe ở mông. Do còn đau nên không thể ngồi làm bài trong buổi thi sáng nay (28/6). Chính vì thế, Thiên Phong được điểm thi tạo điều kiện cho thi trong phòng riêng, được nằm sấp trên giường bệnh nhân (có trải nệm mỏng, phủ drap trắng và 1 chiếc gối) làm bài.

TP.HCM: Những thí sinh
Thí sinh Thiên Phong vẫn cố gắng hết sức để hoàn thành bài thi dù tư thế viết khó khăn. Ảnh: Yến Hoa

"Ba mẹ, bạn bè và thầy cô đều động viên em. Các thầy cô ở điểm thi tạo điều kiện tốt nhất cho em, động viên em làm bài thi thật tốt nên em tự tin hơn rất nhiều. Trước khi đi thi môn Văn, em đã uống 2 viên thuốc giảm đau, ba mẹ cũng dậy rất sớm để chuẩn bị đồ ăn sáng cho em. Đến điểm thi thì thầy cô tạo điều kiện rất nhiều nên em cũng bớt lo lắng", Thiên Phong nói.

Ông Võ Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Trường THPT Hàn Thuyên, trưởng điểm thi Trường THCS Nguyễn Trãi cho biết, đây là lần đầu tiên ông tiếp nhận trường hợp đặc biệt như thí sinh Thiên Phong. Cán bộ coi thi đã động viên, tạo điều kiện hết sức về cơ sở vật chất cho thí sinh để em hoàn thành kỳ thi.

CSGT đưa đón thí sinh đi thi

Tại điểm thi Trường THCS Tân Túc (huyện Bình Chánh), Trạm CSGT Tân Túc thuộc PC08 (Phòng CSGT Đường bộ đường sắt, Công an TP.HCM) đã sử dụng xe ô tô chỉ huy của Đội để đưa thí sinh Nguyễn Quách Phú Tài di chuyển từ nhà đến điểm thi.

Phú Tài là 1 trong 9 thí sinh đặc biệt của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP.HCM. Em bị gãy cả hai tay do gặp tai nạn khi đạp xe đạp đi học về nhà. Do không thể nào tự viết bài thi được, nên sẽ được một cán bộ của điểm thi hỗ trợ viết bài thi hộ. Được biết, ba của Phú Tài mất sớm lúc em chỉ mới 1 tuổi do bị tai nạn giao thông.

TP.HCM: Những thí sinh
Thí sinh Phú Tài được CSGT đưa đón tại điểm thi. Ảnh: PC08

Để hỗ trợ thí sinh này, ngành giáo dục TP.HCM đã sắp xếp giám thị viết giùm các bài thi ở phòng riêng. Ngoài ra, trong phòng thi sẽ vẫn có hai cán bộ coi thi, sử dụng các thiết bị ghi âm, camera giám sát ghi hình và giám sát ngoài hành lang.

Đại úy Phan Thành Nghĩa - Bí thư Chi Đoàn Trạm CSGT Tân Túc cho biết, đơn vị sử dụng xe ô tô để đón em Tài. Việc đưa đón thí sinh Phú Tài sẽ kéo dài như vậy trong suốt cả 2 ngày thi. Đồng thời, ngay trong buổi sáng hôm nay (28/6), trước giờ thi môn Ngữ văn, Trạm CSGT Tân Túc cũng đã trao tặng em Tài số tiền 3 triệu đồng để hỗ trợ và động viên tinh thần của em Tài hoàn thành tốt đẹp kỳ thi quan trọng này.

Thí sinh "U70"...

Điểm thi Trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4) là nơi dự thi của thí sinh Ngô Thị Kim Chi (64 tuổi) học viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 7 (TP.HCM). Đây là một trong những thí sinh lớn tuổi nhất của kỳ thi năm nay.

Trong ngày thi đầu tiên, bà Kim Chi cho biết, bà thấy rất hồi hộp, một cảm xúc khó tả len lỏi trong người. Theo bà Chi, khó tả bởi vì đây là kỳ thi mơ ước trong đời của bà, nếu không quyết tâm, không cố gắng bền bỉ suốt 7 năm qua, thì giấc mơ này cũng sẽ mãi mãi chỉ là giấc mơ.

TP.HCM: Những thí sinh
Bà Kim Chi cho biết sẽ nỗ lực hết sức để làm bài thi tốt nghiệp THPT.

Được biết, bà Ngô Thị Kim Chi là con cả trong gia đình có 5 chị em. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên năm lớp 8, bà phải nghỉ học để phụ giúp bố mẹ lao động, kiếm thêm thu nhập nuôi các em. Sau ngày đất nước giải phóng, khi đã lập gia đình, bà Chi có đăng ký học lớp bổ túc văn hóa buổi tối do địa phương tổ chức. Tuy nhiên vì điều kiện gia đình khó khăn, nên một lần nữa, bà đành gác lại ước mơ đi học.

Trong kỳ thi tốt nghiệp này, điều đặc biệt khác là bà Chi thi cùng cháu ruột. Suốt thời gian qua, hai bà cháu động viên nhau ôn thi, bài nào khó thì bà hỏi cháu, bài nào cháu chưa hiểu thì hỏi bà...

"Thật sự tôi cảm thấy rất khó tả, vừa vui, vừa hồi hộp, vừa lo lắng. Gia đình, người thân và bạn bè đều động viên tôi suốt thời gian qua. Chưa biết kết quả thi như thế nào, nhưng tôi cũng sẽ cố gắng hết sức, làm tốt nhất có thể", bà Chi tâm sự.

Chia sẻ về dự định sau tốt nghiệp THPT của mình, bà Chi cho biết, bà muốn thi vào trường sư phạm để trở thành giáo viên và quay về dạy dỗ, giúp đỡ những em học sinh có điều kiện khó khăn tại nơi mình sinh sống.

"Nếu sức khỏe cho phép, tôi muốn học sư phạm và mở một lớp học miễn phí dành cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong khu phố của mình. Tôi muốn các em sẽ được học hành, không ai phải dang dở trong nuối tiếc như tôi trước đây", bà Chi nói.

Thông tin từ Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, TP.HCM có 9 thí sinh đặc biệt được hỗ trợ đặc biệt tại 9 điểm thi khác nhau.

Các thí sinh này đều không thể tự viết bài thi vì gặp tai nạn, té ngã dẫn đến gãy tay. Sở GDĐT TP.HCM đã bố trí cho các em phòng thi riêng, có giám thị hỗ trợ viết dùm và thực hiện đúng quy chế thi về máy ghi âm, ghi hình, giám thị trong phòng, giám thị hành lang... Kỳ thi năm nay, tại một số điểm thi tốt nghiệp của TP.HCM cũng có sự thay đổi nhân sự ở vị trí phó trưởng điểm thi và thư ký điểm thi.

TP.HCM: Những thí sinh
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Năm nay, Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT của TP.HCM có 45 thành viên, trong đó có 1 trưởng ban, 1 phó ban thường trực, 13 phó ban và 30 ủy viên. Thành phố huy động 780 cán bộ làm lãnh đạo điểm thi, 11.319 người làm cán bộ coi thi, 2.028 nhân viên phục vụ và 468 công an trực tại điểm thi. Ban in sao đề thi gồm 92 người, ban vận chuyển và ban giao đề thi 204 người. Mỗi điểm thi đều được bố trí một điện thoại cố định có loa ngoài và một máy tính kết nối mạng internet đặt tại phòng trực của điểm thi.

Minh Tuấn - Hồng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động