TP.HCM: Những điều thí sinh cần lưu ý trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lưu ý, thí sinh cần tuân thủ quy chế thi, chỉ mang vào phòng thi các vật dụng mà quy chế thi cho phép. Nếu cố tình mang các vật dụng cấm mang vào phòng thi, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi, đồng nghĩa bị hủy kết quả toàn bộ bài làm, không được công nhận tốt nghiệp THPT.
TP.HCM: Hoàng loạt trường gửi tin nhắn đậu lớp 10 dù chưa có điểm chuẩ Sắp diễn ra ngày hội bóng đá công nhân toàn quốc TP.HCM: Tuyên dương 100 gia đình công nhân tiêu biểu

Ngày 26/6, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, theo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của Bộ GD&ĐT, các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi gồm bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ, Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn Địa lý (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).

Ngoài ra, thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng thiết yếu liên quan đến việc đảm bảo sức khoẻ bản thân như quần áo, giày dép, kính mắt, nước uống, thuốc chữa bệnh,... Tuy nhiên, các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi phải đảm bảo không chứa thông tin phục vụ mục đích gian lận thi cử và không có các tính năng lưu giữ, thu phát, truyền, nhận thông tin, hình ảnh dưới mọi hình thức.

Các vật dụng khác bị cấm mang vào phòng thi gồm: giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn, các loại vũ khí, chất gây cháy nổ và các tài liệu, thiết bị truyền và chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận thi cử.

TP.HCM: Những điều thí sinh cần lưu ý trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023
Gần 100.000 học sinh ở TP.HCM sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Năm nay, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an triển khai giải pháp phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi, nhất là trong bối cảnh đang có hoạt động quảng cáo, mua bán các loại thiết bị ngụy trang, thiết kế tinh vi, siêu nhỏ có tính năng ghi âm, ghi hình, đàm thoại bí mật, dễ sử dụng để gian lận thi cử.

Ngoài ra, Sở cũng đã chỉ đạo các điểm thi phổ biến đầy đủ quy chế, kiểm tra và nhắc nhở thí sinh nắm rõ quy chế thi, đảm bảo các vật dụng mang vào phòng thi đúng quy định. Mọi trường hợp vi phạm, dù vô tình hay cố ý đều sẽ bị xử lý.

Ông Võ Thiện Cang, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, để thuận lợi nhất cho thí sinh trong quá trình làm bài, mỗi phòng thi đều trang bị đồng hồ treo tường. Ngoài ra, trong quá trình thi thí sinh cũng sẽ được thông báo các tín hiệu báo giờ bằng loa, bằng chuông/kèn/trống từng hồi để thông báo thời gian tính giờ làm bài, còn 15 phút hết giờ làm bài, thu bài. Cán bộ coi thi cũng có thể đeo đồng hồ không có thu phát sóng, không phải đồng hồ thông minh để nhắc thí sinh nếu cần thiết.

Ông Cang lưu ý, thí sinh cần tuân thủ quy chế thi, chỉ mang vào phòng thi các vật dụng mà quy chế thi cho phép. Nếu cố tình mang các vật dụng cấm mang vào phòng thi, thí sinh bị đình chỉ thi, đồng nghĩa bị hủy kết quả toàn bộ bài làm, không được công nhận tốt nghiệp THPT.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được diễn ra từ ngày 27-30/6. Trong đó, ngày 27/6, thí sinh đến sinh hoạt quy chế, làm thủ tục dự thi. Ngày 28, 29/6, thí sinh làm bài thi tốt nghiệp chính thức và ngày 30/6 là ngày dự phòng cho kỳ thi.

Năm nay, TP.HCM có gần 100.000 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó có hơn 85.400 thí sinh hệ trung học phổ thông, gần 9.200 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên và gần 3.000 thí sinh tự do. Các thí sinh sẽ đến dự thi tại 156 điểm thi, mỗi điểm thi đều có từ 1 đến 3 phòng thi dự phòng, mỗi quận huyện đều có các điểm thi dự phòng. Các điểm thi đều trang bị máy phát điện dự phòng để đảm bảo không có sự cố về điện.

Đối với lực lương tham gia kỳ thi, TP.HCM huy động hơn 11.200 cán bộ coi thi, 790 lãnh đạo tại các điểm thi và 2.370 nhân viên phục vụ.

TP.HCM lên phương án xử lý sự cố bất thường

Đề phòng các sự cố có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ phối hợp với cảnh sát giao thông, các lực lượng của Sở Giao thông vận tải, lực lượng thanh niên xung phong giải tỏa nhanh các khu vực kẹt xe trong các ngày thi, tạo điều kiện để cán bộ coi thi và thí sinh đến trường đúng giờ thi quy định.

TP.HCM cũng lên phương án phòng, chống cháy nổ, thiên tai, dịch bệnh và ứng phó với các tình huống bất thường khác. Trong đó, lực lượng phòng cháy chữa cháy có kế hoạch kiểm tra an toàn cháy nổ tại các điểm thi, bố trí trực 24/24 trên các địa bàn có điểm thi để kịp thời giải quyết khi có sự cố xảy ra, bố trí thêm lực lượng hỗ trợ công tác an ninh trật tự trước cổng các điểm thi.

Các tuyến y tế cơ sở, các bệnh viện trên địa bàn phối hợp với các điểm thi, tạo điều kiện ưu tiên cấp cứu và chăm sóc sức khỏe cho học sinh, chứng nhận bệnh, thương tích chính xác và nhanh chóng khi có những bất trắc xảy ra trong quá trình thi.

Về công tác bảo quản đề thi, khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có công an trực, bảo vệ liên tục và bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi bảo đảm an toàn, chắc chắn. Có công an trực, bảo vệ liên tục. Có 1 camera giám sát bảo đảm bao quát được toàn bộ các vật dụng chứa đề thi, bài thi trong phòng và các hành vi tác động đến vật dụng đó.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động