TP.HCM: Nhóm người nào có nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng?
Đây là thông tin cảnh báo đáng chú ý vừa được Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát đi trong ngày 29/2.
Theo HCDC TP.HCM, Thành phố và khu vực Nam Bộ đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, kéo dài, do đó việc chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình để thích nghi với điều kiện nắng nóng là điều vô cùng quan trọng.
Các vấn đề sức khoẻ thường gặp trong mùa nắng nóng như: Say nắng, say nóng hay đột quỵ do nắng nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Người lao động ngoài trời có nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng. |
HCDC TP.HCM cảnh báo, nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do nắng nóng là: Người già, trẻ em, phụ nữ; những người lao động ngoài trời (công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng); những người mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, đái tháo đường, gan, ung thư...
Theo cảnh báo của HCDC, người dân cần uống đủ nước, nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Nếu phải đi ra ngoài trời, cần che chắn (đeo khẩu trang, sử dụng áo chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân...) có độ dày thích hợp, đặc biệt nên chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
Cùng với đó, những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp, không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột. Người dân cần tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hằng ngày, rèn luyện thân thể, bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ nhất trong ngày như vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
Người dân cần hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng, có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng. Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, có thể bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol, ăn đầy đủ cá, thịt, trứng, rau, trái cây... để cung cấp đủ chất béo vitamin và khoáng chất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05