TP.HCM: Nâng chuẩn trình độ cho giáo viên mầm non, tiểu học
TP.HCM: Đề xuất chạy trình diễn toàn tuyến metro số 1 trước lễ 2/9 Sở Y tế TP.HCM: Công ty vận chuyển 115 Xuyên Việt chưa làm đúng quy định TP.HCM: Kiên quyết không để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ |
Theo đó, số lượng giáo viên sẽ được đào tạo nâng trình độ chuẩn khóa 1 là 641 người, trong đó giáo viên mầm non là 157 người, giáo viên tiểu học 305 là người và giáo viên THCS là 179 người.
Thời gian thực hiện từ năm học 2023-2024 đến năm học 2025-2026, trình độ đào tạo từ trung cấp lên đại học là 3 năm, cao đẳng lên đại học là 2 năm. Tổng kinh phí dự toán đào tạo nâng chuẩn khóa 1 cho gần 650 giáo viên hơn 27 tỷ đồng.
Theo UBND TP.HCM, việc đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở khóa 1 được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ giữa địa phương với cơ sở đào tạo giáo viên (Trường Đại học Sài Gòn) theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 71 của Chính phủ.
Gần 650 giáo viên mầm non, tiểu học, THCS được đào tạo nâng chuẩn. |
Ngân sách địa phương hỗ trợ học phí nâng trình độ được đào tạo cho giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục và được bố trí trong dự toán ngân sách theo phân cấp hiện hành. Đối với các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục bảo đảm kinh phí để chi trả các chế độ cho giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn.
Việc nâng chuẩn trình độ đào tạo ở giai đoạn 1 nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn TP.HCM đạt trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phấn đấu đến năm 2030, đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông TP.HCM được nâng trình độ chuẩn một cách đồng bộ theo các mục tiêu và định hướng của ngành giáo dục.
Tính đến cuối năm học 2022 - 2023, tỉ lệ giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập đạt trình độ chuẩn được đào tạo (theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019), bậc mầm non có 80% giáo viên mầm non tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên. Trong đó, 94,25% giáo viên mầm non công lập tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; 67,9% giáo viên mầm non ngoài công lập tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48