TP.HCM: Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) có văn bản 1019/QĐ-UBND TP.HCM, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (HĐND TP.HCM) về điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.
Kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại TP.HCM Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm thi đánh giá năng lực Đẩy mạnh dán thẻ thu phí tự động cho phương tiện tại TP.HCM

UBND TP.HCM yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM. Đồng thời, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn quá trình tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ theo kế hoạch. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan tập huấn các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho các đối tượng nộp phí.

TP.HCM: Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
Ảnh minh họa.

Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện cần phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động thường xuyên, sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật về kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường theo đúng quy định với nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp cho từng đối tượng.

Đối với việc tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thông báo cho Đơn vị cung cấp nước sạch mọi thay đổi từ đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20m3/ngày (24 giờ) trở lên sang đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt hoặc giá dịch vụ thoát nước và ngược lại.

Bảo đảm mọi đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải chỉ phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp hoặc phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt hoặc giá dịch vụ thoát nước.

Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị quyết số 24 của HĐND TP.HCM đối với cơ sở trên địa bàn quản lý có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ). Đồng thời, thực hiện thu phí đối với những cơ sở trên địa bàn quản lý có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) nhưng chưa thực hiện kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phát sinh trước ngày 1/1/2022.

Công an TP.HCM (Lực lượng Cảnh sát môi trường) tổng hợp số liệu thanh kiểm tra, điều tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20m3/ngày (24 giờ) trở lên, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong vòng 90 ngày kể từ ngày thanh kiểm tra, điều tra. Qua đó, làm cơ sở thẩm định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

Đơn vị cung cấp nước sạch có trách nhiệm thực hiện thu hộ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của cơ sở có mức phí bằng giá dịch vụ thoát nước theo văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều vấn đề nóng ...
Tiền có mua được sức khỏe?

Tiền có mua được sức khỏe?

(LĐTĐ) Đêm trong bệnh viện thật tĩnh lặng. Chỉ có tiếng “tít tít” của các thiết bị y tế trợ giúp người bệnh, tiếng trao đổi nho nhỏ của bác sĩ, ...
Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

(LĐTĐ) Vài năm trở lại đây, Nhìu Cồ San - ngọn núi cao thứ 9 tại Việt Nam trở thành điểm đến thu hút du khách đam mê chinh phục. “Cuối ...
Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng toàn Thành phố ra quân triển khai thiết lập trật tự đô thị, nhìn chung đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để ...
Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, hiện nhiều trẻ em mắc lao nhưng không được phát hiện kịp thời. Trong khi, nguy cơ biến chứng của bệnh lao không được ...
Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, chủ trì, phối hợp chặt chẽ với nhau, ...
Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH

Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, một trong những điểm mới của công tác thanh tra liên ngành đối với đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã ...

Tin khác

Bảo vệ không gian xanh đô thị

Bảo vệ không gian xanh đô thị

(LĐTĐ) Hà Nội đang sắp bước vào những ngày nắng nóng của năm 2023, sự thay đổi lớn về nền nhiệt cùng hiệu ứng từ quá trình đô thị hóa khiến cả Thành phố như biến thành “đảo nhiệt”. Trong tiết trời như vậy mới thấy rõ giá trị của hệ thống cây xanh đô thị. Từ nhiều năm qua, để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh văn hiến - văn minh - hiện đại, xây dựng môi trường sống tốt nhất, người dân được sinh hoạt, giải trí với chất lượng cao, Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Hè 2023: Nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn

Hè 2023: Nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn

(LĐTĐ) Theo dự báo, từ cuối tháng 3/2023, có khả năng nắng nóng cục bộ xuất hiện ở khu Tây Bắc Bắc bộ, vùng núi phía Tây thuộc Bắc Trung bộ và tiếp tục duy trì ở khu vực Nam bộ. Cường độ nắng nóng có khả năng gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022.
Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

(LĐTĐ) Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) đã triển khai các hình thức tuyên truyền và khuyến nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023”.
Thúc đẩy sự thay đổi trong khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước

Thúc đẩy sự thay đổi trong khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước

(LĐTĐ) Ngày 14/3, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Ngày nước Thế giới năm 2023 - Thúc đẩy sự thay đổi”.
Từ chiều mai (12/3), miền Bắc chuyển rét, có nơi dưới 10 độ C

Từ chiều mai (12/3), miền Bắc chuyển rét, có nơi dưới 10 độ C

(LĐTĐ) Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến 14 - 17 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 11 - 14 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.
Hà Nội: Điều chỉnh tăng giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp

Hà Nội: Điều chỉnh tăng giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Sáng, Sở đã chủ trì xây dựng điều chỉnh giá nước, trước mắt lộ trình là trong 2 năm (2023-2024), áp dụng cho hộ gia đình, đơn vị cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp.
Động đất 3.2 độ richter tại Vĩnh Phúc

Động đất 3.2 độ richter tại Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Sáng 3/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu thông tin, vào hồi 8 giờ 9 phút 43 giây (giờ Hà Nội) một trận động đất có độ lớn 3,2 độ richter xảy ra tại khu vực huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc khiến người dân ở khu vực cảm nhận được rung chấn nhẹ.
Tăng tốc “phủ sóng” nước sạch

Tăng tốc “phủ sóng” nước sạch

(LĐTĐ) Đến hết năm 2022, tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố Hà Nội đạt khoảng 1.530.000m3/ngày-đêm. Con số này cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho 100% nhân dân khu vực đô thị; tỷ lệ cấp nước sạch nông thôn cũng đã đạt đến 85%. Tuy nhiên, để hoàn mục tiêu 100% tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch như Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố đề ra vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Vinamik khởi động dự án "Trồng cây hướng đến Net zero"

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Vinamik khởi động dự án "Trồng cây hướng đến Net zero"

(LĐTĐ) Sáng 26/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức khởi động dự án “Trồng cây hướng đến Net Zero”.
Quảng Bình: Di dời thành công quả bom dưới đáy biển

Quảng Bình: Di dời thành công quả bom dưới đáy biển

(LĐTĐ) Chiều 19/2, Đồn Biên phòng Roòn thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Lữ đoàn 414 - Quân khu VI, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trục vớt và di dời thành công một quả bom Mỹ còn sót lại dưới vùng biển Hòn La thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.
Xem thêm
Phiên bản di động