TP.HCM: Đề xuất tiếp tục xây dựng cầu Tân Kỳ - Tân Qúy
Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo trình Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM về việc đầu tư hoàn thiện cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân) bằng nguồn vốn công.
Theo Sở GTVT TP.HCM, cầu Tân Kỳ - Tân Quý sẽ được xây dựng bằng bê tông cốt thép thay thế cầu cũ với nhiều hạng mục như: Xây dựng cầu và đường vào cầu có chiều dài 224,802 m, rộng 16m, xây dựng phần đường đầu cầu có chiều dài 157,071 m, rộng 30 m, xây dựng đường gom 2 bến cầu có chiều dài 367,39 m, rộng 7 m, xây dựng 2 cầu tạm để đảm bảo giao thông….
Tổng mức đầu tư khoảng gần 492 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách. Thời gian sử dụng nguồn vốn dự kiến năm 2022 là 0,274 tỷ đồng, năm 2023 là 429,963 tỷ đồng, năm 2024 là 54,863 tỷ đồng và năm 2025 là 6,570 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2022-2025.
Cầu Tân Kỳ Tân Quý đang được xây mới. |
Cầu Tân Kỳ - Tân Quý mới là công trình trọng điểm nhằm thay thế cầu cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại trên các tuyến đường Mã Lò, Tân Kỳ - Tân Quý ra quốc lộ 1A. Dự án được đầu tư bằng hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), khởi công từ quý 1/2018 (riêng hạng mục cầu tạm hoàn thành vào năm 2016).
Theo phụ lục hợp đồng BOT, nhà đầu tư sẽ thu phí tại trạm thu phí An Sương - An Lạc trên quốc lộ 1A để hoàn vốn cho dự án. Tuy nhiên, lúc dự án mới đạt 70%, nhà đầu tư phải tạm dừng thi công do vướng mặt bằng. Trước đó thực hiện theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước và để đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp, Thành phố đã có quyết định tạm dừng dự án này theo hình thức BOT. Từ năm 2020, TP.HCM đã yêu cầu các sở ngành rà soát, nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư bằng nguồn vốn công. Đồng thời, các sở ngành tiến hành rà soát các chi phí hợp pháp đã thực hiện dự án để thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định. Để sớm hoàn thành công trình dang dở, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, Sở GTVT Thành phố kiến nghị HĐND TP.HCM xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án này.
Cũng theo Sở GTVT TP.HCM, do việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ dự án đối tác công tư (PPP) sang hình thức đầu tư công là chưa có tiền lệ. Pháp luật về xây dựng, tài chính, đầu tư theo hình thức đối tác công tư hiện cũng chưa có quy định cụ thể về trình tự thủ tục và nội dung thực hiện. Do vậy, thời gian thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23