TP.HCM: Đề xuất khai thác cát tại vùng biển Cần Giờ để làm dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa trình Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chủ trương cho phép Công ty Cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ thực hiện khai thác cát tại khu vực vùng biển Cần Giờ đề phục vụ dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Vụ chìm ca nô làm 9 người chết ở Cần Giờ: Bắt khẩn cấp hai Giám đốc Thạnh An - điểm đến thư giãn trốn phố thị Sài Gòn náo nhiệt Đề xuất thành lập Khu bảo tồn biển Cần Giờ

Theo UBND TP.HCM, dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có quy mô lớn, là dự án trọng điểm của Thành phố, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng từ 600 ha thành 2.870 ha theo Quyết định 826/QĐ-TTg ngày 12/6/2020.

Việc dùng cát biển (cát nhiễm mặn) tại các mỏ cát trên khu vực biển Cần Giờ đã được Công ty Cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ thăm dò, đánh giá trữ lượng để san lấp mặt bằng dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ thuận lợi cho việc triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, trước khi khai thác các mỏ cát trên khu vực biển Cần Giờ, Công ty Cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ cần thực hiện đánh giá tác động môi trường và một số thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Hiện tại, thời hạn cấm khai thác khoáng sản và dự trữ khoáng sản tại quy hoạch ban hành theo Quyết định số 430/QĐ-UDND của UBND TP.HCM đã hết hiệu lực (quy hoạch đến năm 2020), Do đó để có cơ sở giải quyết đề xuất của Công ty Cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ, UBND Thành phố trình Ban cán sự đảng UBND Thành phố thông qua và báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố có chủ trương cho phép Công ty Cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ được khai thác cát tại 10 mỏ cát Công ty đã thực hiện thăm dò để phục vụ Dự án Khu đô thị du lịch lẫn biển Cần Giờ.

TP.HCM: Đề xuất khai thác cát tại vùng biển Cần Giờ để làm dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Rừng ngập mặn huyện đảo Cẩn Giờ, TP.HCM. Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, khối lượng cát đắp nền phục vụ cho dự án khoảng 137.616.000 m³. Dự kiến nguồn cát san lấp này được lấy từ các mỏ cát đã được khảo sát, thăm dò trên vùng biển Cần Giờ, từ lượng đất đào biển hồ nhân tạo, từ vùng biển lân cận và nguồn vật liệu từ nơi khác.

Từ năm 2006 đến 2019, UBND Thành phố đã cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoảng sản 10 mỏ cát (cát nhiễm mặn) cho Công ty Có phản đô thị du lịch Cần Giờ trên vùng biển Cần Giờ với tổng trữ lượng là hơn 27 triệu m³ (chiếm khoảng 20% nhu cầu dự án). Tuy nhiên, do đơn vị chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý khác liên quan đến Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ nên chưa có hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ cho nhu cầu san lấp dự án.

Liên quan đến việc phát triển kinh tế xã hội tại huyện đảo Cần Giờ, vừa qua Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM trình Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xem xét, thống nhất thông qua nội dung đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Định hướng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực; thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics về cảng, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới. Công suất dự kiến đến năm 2030 đặt 4,8 triệu Teu, đến năm 2047 đạt 16,9 triệu Teu.

Trong khi đó, UBND TP.HCM cũng vừa gửi hồ sơ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường đề cử rừng phòng hộ huyện Cần Giờ là khu đất ngập nước trở thành khu Ramsar. Với diện tích gần 35.000 ha rừng ngập mặn, rừng phòng hộ huyện Cần Giờ có các hệ sinh thái phong phú, đa dạng và nơi cư trú, sinh sống cho nhiều loài động thực vật hoang dã có giá trị kinh tế, khoa học, đóng góp nhiều giá trị to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ổn định đời sống dân cư địa phương cũng như các vùng lân cận. Đặc biệt, vùng đất ngập nước Cần Giờ gắn liền với hệ sinh thái rừng ngập mặn được phục hồi sau chiến tranh và được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

(LĐTĐ) Nhằm quảng bá hình ảnh cà phê của Việt Nam ra thế giới, Nestlé Việt Nam vừa tổ chức một chuyến đi dành cho báo chí quốc tế đến các vườn cà phê canh tác theo mô hình bền vững NESCAFÉ Plan, nhà máy chế biến cà phê, và tìm hiểu văn hóa thưởng thức cà phê tại một số địa phương như tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
Vinh danh 79 công trình tiêu biểu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Vinh danh 79 công trình tiêu biểu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

(LĐTĐ) Nhằm tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân có công trình, giải pháp sáng tạo đóng góp thiết thực, hiệu quả trong hoạt động khoa học và công nghệ; hưởng ứng phong trào “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”, ngày 6/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Khi hương ước phát huy hiệu quả

Khi hương ước phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Cùng với hệ thống pháp luật, hương ước, quy ước đang trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng dân cư trên địa bàn Thủ đô.
Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, việc phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học (YTTH) là giải pháp quan trọng tạo nền tảng sức khỏe thể chất, tinh thần, giúp học sinh học tập tốt, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đảm bảo nơi ở an toàn cho người lao động

Đảm bảo nơi ở an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Việc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp đoàn viên, người lao động có nơi ở an toàn, yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Sắp xét xử vụ cựu Cảnh sát Giao thông bắt cóc bé trai 7 tuổi

Sắp xét xử vụ cựu Cảnh sát Giao thông bắt cóc bé trai 7 tuổi

(LĐTĐ) Toà án nhân dân thành phố Hà Nội dự kiến sẽ đưa vụ án cựu cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt cóc bé trai 7 tuổi ở quận Long Biên ra xét xử vào ngày 26/12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

(LĐTĐ) Chiều 6/112, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ quan điểm liên quan đến vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại tỉnh Tuyên Quang và vấn đề dạy thêm, học thêm.

Tin khác

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 284/KH-UBND về việc phát triển năng lượng tái tạo năm 2024, trong đó đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác...
Hà Nội: Trao giải cuộc thi viết về bảo bệ môi trường năm 2023

Hà Nội: Trao giải cuộc thi viết về bảo bệ môi trường năm 2023

(LĐTĐ) Sáng 1/12, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết Chương trình truyền thông “Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023”, trao giải Cuộc thi viết; đồng thời phát động Chương trình năm 2024. Đây là sự kiện truyền thông ghi dấu ấn quan trọng trong việc lan tỏa hành động về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hôm nay (28/11): Nhiều ứng dụng cảnh báo chất lượng không khí của Hà Nội ở mức rất xấu

Hôm nay (28/11): Nhiều ứng dụng cảnh báo chất lượng không khí của Hà Nội ở mức rất xấu

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cổng thông tin quan trắc môi trường và một số ứng dụng cảnh báo môi trường cho thấy, sáng 23/11, nhiều khu vực trung tâm Thành phố có chất lượng không khí xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xử lý 22 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày 24/11

Xử lý 22 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày 24/11

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát phát hiện, xử lý 802 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tạm giữ 210 phương tiện, 340 bộ giấy tờ, tước 101 giấy phép lái xe; xử lý 13 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường thủy.
Kỳ cuối: Cần giải pháp quy hoạch đồng bộ để làng nghề phát triển bền vững

Kỳ cuối: Cần giải pháp quy hoạch đồng bộ để làng nghề phát triển bền vững

(LĐTĐ) Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, đầu tư máy móc giảm tiêu thụ năng lượng… thì việc quy hoạch phát triển đồng bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, cũng như quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm được xem là hướng đi tất yếu để làng nghề phát triển bền vững. Điều này, không chỉ giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, mà thương hiệu sản phẩm làng nghề dễ dàng tiếp cận các thị trường mới...
Phát động Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu về bảo vệ môi trường”

Phát động Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu về bảo vệ môi trường”

(LĐTĐ) Sáng 22/11, tại Hà Nội, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phối hợp cùng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức Lễ phát động Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu về bảo vệ môi trường”.
Kỳ 2: Đổi mới công nghệ sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Kỳ 2: Đổi mới công nghệ sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

(LĐTĐ) Sản xuất manh mún, phân tán, cơ sở sản xuất thường nằm ngay trong các hộ gia đình… khiến vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, mà còn hạn chế sự phát triển sản phẩm làng nghề. Bởi thế, để đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường, việc ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… sẽ giúp các làng nghề truyền thống phát triển bền vững.
Kỳ 1: Nan giải vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Kỳ 1: Nan giải vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

(LĐTĐ) Ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề nói riêng đã trở thành vấn đề báo động bấy lâu. Giải quyết tình trạng này, thời gian qua nhiều hội nghị, hội thảo được các cấp, ngành tổ chức để tìm giải pháp xử lý. Tuy nhiên, hiện không ít địa phương vẫn còn đang lúng túng trong quản lý, xử lý thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, khiến hàng nghìn người dân tại các làng nghề vẫn phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm.
Hà Nội rà soát toàn bộ quá trình đấu giá ba mỏ cát

Hà Nội rà soát toàn bộ quá trình đấu giá ba mỏ cát

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3861/UBND-TNMT về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ cát: Mỏ Châu Sơn, mỏ Liên Mạc (Thượng Cát) và Tây Đằng - Minh Châu.
Cận cảnh nhà máy "hồi sinh" 30.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm

Cận cảnh nhà máy "hồi sinh" 30.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm

(LĐTĐ) Hoạt động tái chế nhựa ở Việt Nam hiện nay vẫn đang phát triển, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, với công nghệ tái chế "Bottle to Bottle", nhà máy DUYTAN Recycling đã và đang giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch và tạo vòng lặp mới cho chai nhựa. Phản ánh của Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh hiện trường.
Xem thêm
Phiên bản di động