TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày
Tại Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, bà Phan Thị Châu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường hiện có 52 lớp với 2.345 học sinh. Trong đó, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày là 44 lớp, 8 lớp khối 3, 5, 6 không được học 2 buổi/ngày (các lớp này được nhà trường bố trí dạy thêm một buổi học chéo buổi, đảm bảo 6 buổi/tuần).
Bà Châu cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là trường chưa đảm bảo diện tích mặt bằng xây dựng bình quân tối thiểu 6 mét vuông/1 học sinh đối với khu vực thành phố; diện tích sân chơi còn chật hẹp, chưa đảm bảo theo quy định. Bên cạnh đó, trường cũng chưa có đầy đủ các phòng chức năng để phục vụ cho việc học các môn học.
Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tại Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận Gò Vấp. |
Ngoài ra, việc thiếu giáo viên môn đặc thù và cần thêm cơ chế, chính sách cho giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018 là vấn đề mà nhà trường và các trường khác đang gặp phải. Bà Châu mong muốn kéo dài thực hiện Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND (quy định thu nhập tăng thêm) để hỗ trợ giáo viên; đồng thời có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là giáo viên tiểu học.
Ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng phòng Giáo dục quận Gò Vấp chia sẻ, kinh phí đầu tư cho giáo dục hiện còn nhiều hạn chế, quận có đất để xây dựng trường nhưng kinh phí chưa có. Khó khăn khác là đất sạch trong dân hiện có nhưng phải mua lại với giá bồi thường thấp, người dân không đồng thuận đền bù. Do đó, ông Thanh cho rằng, cần có chính sách tái định cư tại chỗ hoặc nâng giá bồi thường để có thể xây dựng cơ sở giáo dục.
Bên cạnh đó, Thông tư 13 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có điểm tính diện tích đất/học sinh chứ không tính diện tích sàn. Theo thông tư này thì các quận, huyện không muốn xây mới trên nền đất cũ. Bởi khi xây dựng trường mới thì đất phải thực hiện theo quy định mới nên khi chia diện tích đất/học sinh số học sinh sẽ giảm. Vì vậy quận Gò Vấp mong muốn nhanh chóng tháo gỡ vấn đề này để phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương.
Tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, bà Phạm Thị Bé Hiền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, thời gian đầu khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường cũng gặp những khó khăn, như công tác tổ chức lớp cho giáo viên, xếp thời khóa biểu cho các môn bắt buộc và các môn tự chọn.
Bên cạnh đó, việc tuyển dụng các môn mới trong chương trình cũng gặp khó, tuy nhiên nhờ trường được tự chủ tuyển dụng nên các môn đặc thù như Âm nhạc và Mỹ thuật hiện đã đủ giáo viên. Dù vậy, trong tương lai nhà trường có thể gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng do nguồn giáo viên ở những môn này rất ít.
Nhiều quận tại TP.HCM thiếu giáo viên các môn chuyên như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Công nghệ. |
Trước đó, tại buổi làm việc với UBND quận 12, ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12 cho biết, nhiều trường trên địa bàn hiện thiếu giáo viên các môn chuyên như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Công nghệ, và hầu như không tuyển dụng được, do không có giáo viên đăng ký tuyển dụng những vị trí trên.
Ông Hùng cho biết, hầu hết các giáo viên nhiều môn (cấp tiểu học) phải dạy các tiết kiêm nhiệm. Đặc biệt, giáo viên dạy 2 buổi/ngày để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 không nhận được khoản hỗ trợ dạy học 2 buổi/ngày so với các khối lớp khác, cũng ảnh hưởng phần nào đến tâm lý, đời sống của giáo viên.
Ông Hùng đề xuất cần có thêm các chính sách đối với giáo viên dạy học 2 buổi/ngày thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là giáo viên tiểu học, nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, nhìn nhận, các địa phương đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đội ngũ giáo viên đang phải "vừa chạy vừa xếp hàng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm", gồng 200% thời gian, công sức để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thông qua các buổi làm việc với các trường, Đoàn sẽ giúp Quốc hội có cái nhìn tổng thể để rút kinh nghiệm, sửa đổi những vấn đề cần thiết. Đồng thời, nhân rộng các mô hình sáng tạo, các cách làm hiệu quả từ các cơ sở giáo dục trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47