Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

(LĐTĐ) Tài đức và những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước, trong đó có người dân Nam Bộ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Ông Thanh Bình (sinh năm 1969) ngụ thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chia sẻ: Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo tiền bối, sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong mỗi người dân Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lần làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP.HCM tháng 9/2022. (Ảnh: tư liệu TTXVN)

Cá nhân tôi cũng không thể nào quên bữa cơm tối ngày 19/7/2024. Như thường lệ, gia đình tôi ăn cơm cùng giờ phát sóng với chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam. Tôi lặng người và nghẹn lại khi nghe biên tập viên đọc chậm rãi, bằng chất giọng đau buồn, báo tin người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mãi mãi đi xa.

Mở zalo, nhiều người quen của tôi không ai bảo ai, không chờ kêu gọi đã tự nguyện, đồng loạt thay đổi hình đại diện bằng tấm ảnh chân dung của vị Tổng Bí thư đáng kính, hoặc lá cờ rủ - Quốc kỳ có dải băng đen.

Những dòng trạng thái bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn cũng được đăng tải và “chiếm sóng” trên mạng xã hội. Người dân cả nước đều thể hiện tình cảm và sự khâm phục đối với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo tài năng, đức độ!

Tôi may mắn được nhiều lần nhìn thấy Tống Bí thư trong những dịp ông vào thăm cán bộ, nhân dân TP.HCM. Hình ảnh nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi, thân thiện với nhân dân, cùng nụ cười đôn hậu luôn nở trên khuôn mặt phúc hậu đã lưu lại mãi trong tâm trí tôi.

Đúng như ông đã từng chia sẻ: “Bên trong lớp áo vải này là một trái tim nóng hổi yêu thương…”. Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn cống hiến vì nước, vì dân cũng giống như cố nhà thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ kính yêu: “Mong manh áo vải hồn muôn trượng. Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham gia điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc tại thôn Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Chắc chắn những lời “gan ruột” của ông vẫn còn được nhắc đến mãi: “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa…”. Trái tim của một người cộng sản chân chính đã ngừng đập, nhưng "di sản" ông để lại vẫn mãi vẹn nguyên giá trị. Nhớ ơn và biết ơn ông, chúng tôi nguyện sống xứng đáng với những điều tốt đẹp học được từ tấm gương của cố Tổng Bí thư.

Còn ông Nguyễn Văn Tiệm (sinh năm 1959), ngụ quận 12, TP.HCM xúc động: Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tổn thất rất lớn đối với Đảng và nhân dân ta. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương đạo đức sáng ngời, là bản lĩnh, là trí tuệ mang đậm dân tộc Việt Nam và thể hiện rõ khả năng quy tụ nhân dân dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng. Thế hệ lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước thông qua hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ học hỏi được vô vàn những điều quý báu về đạo đức, bản lĩnh, trí tuệ, sự nhân văn trong cuộc sống. Đặc biệt, công cuộc chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng ta do đồng chí Tổng Bí thư đứng đầu thời gian qua được nhân ủng hộ, tin tưởng... Điều này làm cho dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Ông Nguyễn Quang Thuận (sinh năm 1984), ngụ quận 12, TP.HCM giảng viên Học viện Kinh doanh BMG (TP.HCM) cho biết: Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tổn thất to lớn đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi là tấm gương về đạo đức, bản lĩnh, trí tuệ, thấm đẫm tính nhân văn trong xử thế nhưng cũng rất quyết liệt, kỷ cương. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, uy tín của Đảng ngày càng được củng cố vững chắc, nhân dân tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta; đặc biệt là công cuộc phòng chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người khởi xướng và thực hành quyết liệt, hiệu quả.

“Tôi làm công tác giảng dạy nhiều năm, học được và thấm thía rất nhiều từ phong cách lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, nói đi đôi với làm; uyên bác, nhẹ nhàng, nhân văn, giản dị nhưng vẫn rất quyết liệt, làm đến đâu hiệu quả đến đó, khiến ai cũng phải tâm phục khẩu phục. Đặc biệt, đã có hàng trăm cán bộ từ Trung ương đến địa phương đã bị xử lý nghiêm minh do vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều này đã góp phần hết sức to lớn trong việc đảm bảo sự trong sạch của Đảng, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao. "Kỳ vọng rằng, những lãnh đạo kế tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ phát huy, quyết liệt và thực hiện hiệu quả công cuộc này, xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của Nhân dân cũng như công lao to lớn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dày công xây đắp, phát triển trước đó”, ông Nguyễn Quang Thuận chia sẻ thêm.

Xuân Tình

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Xem thêm
Phiên bản di động