Tôn vinh những “báu vật sống” về di sản văn hóa
Người thổi hồn cho tượng gỗ Hà Nội tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" năm 2022 |
Tối 20/12, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Ba – 2022.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng và PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”. |
Trong đợt trao tặng này, nghệ nhân Lưu Ngọc Đức được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” với những hiểu biết về tín ngưỡng thờ Mẫu, thực hành nhuần nhuyễn các nghi lễ cổ truyền trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Trong giới Hầu Đồng từ Nam ra Bắc chắc không ai không biết nghệ nhân Lưu Ngọc Đức, ông là cháu của thầy Đồng Thịnh và là học trò chân truyền của thầy Đồng Cao Sơn Hải – những bậc cao niên lừng lẫy trong cộng đồng của loại hình sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh này. Từng là một giáo viên dạy văn, căn duyên đã đưa nghệ nhân Lưu Ngọc Đức tới với hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng hầu đồng từ rất sớm. Ông được làm lễ Trình Đồng và trở thành Thanh Đồng từ năm 14 tuổi, mở phủ và bắt đầu có đệ tử riêng năm 32 tuổi.
Không chỉ có tiếng và được sự nể trọng trong giới hầu đồng nghệ nhân Lưu Ngọc Đức còn là một kho tàng sống về các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian đặc biệt về âm nhạc, cả nhã nhạc và tục nhạc. Tại Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, nghệ nhân Lưu Ngọc Đức xúc động cho biết: “Tôi rất cảm kích trước sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội đối với các nghệ nhân trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể. Đây là sự động viên to lớn để nghệ nhân chúng tôi tiếp tục phấn đấu, truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản của cha ông, để di sản sẽ sống mãi theo thời gian và sự trường tồn của dân tộc”.
Trong tổng số 66 nghệ nhân của Hà Nội được Chủ tịch nước phong tặng năm 2022, huyện Phú Xuyên có số lượng nghệ nhân được phong tặng nhiều nhất với 20 nghệ nhân, tiếp đó là các quận, huyện Quốc Oai 10 nghệ nhân, Đông Anh 9 nghệ nhân, Hoài Đức 5 nghệ nhân... Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian Ca trù có tới 9 nghệ nhân được phong tặng với 3 Nghệ nhân Nhân dân, 6 Nghệ nhân Ưu tú, trong đó có nghệ nhân trẻ tuổi nhất là Vũ Thị Ngân của Câu lạc bộ Ca trù Chanh Thôn, sinh năm 1989 và nghệ nhân lớn tuổi là Nghệ nhân Nhân dân Ngô Văn Đảm - sinh năm 1928 thuộc Câu lạc bộ Ca trù Trung tâm phát triển âm nhạc Việt Nam. Đây là kết quả cho thấy nghệ thuật trình diễn dân gian Ca trù trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng mừng.
Đặc biệt, lần đầu tiên, loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian hát Tuồng có tới 18 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú ở 3 câu lạc bộ thuộc 3 huyện Hoài Đức, Đông Anh, Quốc Oai. Ở loại hình tri thức dân gian nặn Tò he có 9 nghệ nhân được phong tặng với 2 Nghệ nhân Nhân dân và 7 Nghệ nhân Ưu tú, đều thuộc huyện Phú Xuyên, trong đó nghệ nhân trẻ nhất sinh năm 1985 (Đặng Đình Sự) và nghệ nhân lớn tuổi sinh năm 1949 (nghệ nhân Chu Tiến Công - đã mất tháng 10/2022). Ở lĩnh vực tri thức dân gian về ẩm thực được trao cho Nghệ nhân Nhân dân Phạm Thị Tuyết (Ánh Tuyết). Bà là người đam mê ẩm thực, nắm giữ tri thức nghệ thuật ẩm thực truyền thống dân tộc và Hà Nội; đã tham gia, đóng góp vào thành công của nhiều sự kiện quan trọng của quốc gia; quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới. Ở loại hình Hát Văn có 7 nghệ nhân được phong tặng, trong đó đặc biệt phải kể đến là nghệ nhân Hoàng Trọng Kha, sinh năm 1923, là nghệ nhân lớn tuổi nhất thành phố Hà Nội được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú đợt này. Ở loại hình trình diễn dân gian, có Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Minh Tâm (Minh Tám), hiện là Trưởng đoàn Trống hội Thăng Long. Các loại hình di sản khác, Hà Nội đều có các nghệ nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp tích cực trong việc bảo vệ, truyền dạy và phát huy giá trị các di sản, xứng đáng được vinh danh.
Phát biểu tại Lễ trao tặng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng khẳng định, nghệ nhân là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể. Để ghi nhận những đóng góp của các nghệ nhân, tại kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân thành phố khóa 16 vừa qua, Hội đồng nhân dân Thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định về việc đãi ngộ, hỗ trợ đối với các nghệ sĩ, nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những nội dung góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố đúng định hướng, tránh nguy cơ mai một, thất truyền, hỗ trợ giáo dục lịch sử, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân; đồng thời hỗ trợ một phần cho các nghệ nhân, các Câu lạc bộ hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có điều kiện thuận lợi trong việc thực hành, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
Việc Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng nghệ nhân được phong tặng qua mỗi lần là niềm vinh dự và tự hào, đồng thời cũng là trọng trách để Thành phố có những chính sách quan tâm thiết thực hơn nữa tới các nghệ nhân, những báu vật nhân văn sống, những người giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40