Tỏa sáng nét hào hoa
Ao Dài hồi sinh: Chính quyền và nhân dân cùng làm | |
Thêm điểm nhấn cho Du lịch Thủ đô | |
Dàn hoa hậu mặc áo dài nhảy flashmob ở Hồ Gươm |
1. Lần đầu tiên, một sự kiện về áo dài được tổ chức quy mô với nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và lịch sử tại Hà Nội. Với sự tham gia của nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà thiết kế (NTK) đến từ ba miền Bắc – Trung – Nam, festival đã kể câu chuyện về nét đẹp của Hà Nội qua những mẫu thiết kế ấn tượng. Những hình ảnh thân thuộc trong quá khứ dần hiện lên, những chiếc nón lá, màu lúa vàng, tre trúc, làng hoa, làng lúa quen thuộc được các NTK đưa vào tà áo dài. Một câu chuyện từ cổ điển đến hiện đại về chiếc áo dài được bày ra trước mắt, mang lại xúc cảm vừa quen thuộc, vừa xa lạ.
Những cô gái thướt tha trong tà áo dài. |
Một lần nữa, Hà Nội lại được tôn vinh, người ta gọi những chiếc áo dài trong lễ hội là những “tà áo dài giữa lòng tháng 10” mộng mơ. Vì bao nhiêu văn thơ, hình ảnh đẹp của Thủ đô dần được tái hiện, mang về cho khách tham quan những man mác ánh vàng mùa thu, những sắc trầm của mái ngói thâm nâu trong tranh Bùi Xuân Phái...Vì lẽ đó, sự kiện Festival Áo dài Hà Nội 2016 không chỉ trở thành một sự kiện văn hoá mang tầm quốc gia được nhiều người đón nhận mà ở đó nó mang một thông điệp rất sắc nét về bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
2. Áo dài luôn gắn liền với văn hóa và con người Hà Nội, nhắc đến Hà Nội là người ta nhớ đến hình ảnh những thiếu nữ Hà thành thướt tha trong tà áo dài. Khi chiếc xích lô chở cụ Nguyễn Thị Sính - phu nhân cố họa sĩ Bùi Xuân Phái, trong bộ áo dài do NTK Minh Hạnh sáng tác với cảm hứng từ tranh “Phố Phái”, xuất hiện trong đêm khai mạc Festival Áo dài Hà Nội 2016, khán giả đã có những giây phút lặng đi. Trên nền sân khấu cổ kính, trầm mặc của Đoan Môn (Hoàng thành Thăng Long), nét thanh lịch của người phụ nữ Hà Nội toát ra từ ánh mắt, thần thái, dáng điệu của người mặc áo dài đặc biệt ấy. Những con phố quanh co, những mái ngói liêu xiêu và hình ảnh một phụ nữ Hà Nội xưa đã đánh thức ký ức của bao người về Hà Nội.
Cũng chính vì lẽ đó, các bộ sưu tập (BST) áo dài trong Festival Áo dài Hà Nội 2016 đã được các NTK lấy cảm hứng từ những góc nhỏ đặc trưng của Hà Nội. Đó là hình ảnh thân thuộc như con đường gốm sứ, Khuê Văn Các, tháp Rùa, tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, phố cổ Hà Nội... Chiếc áo dài vì thế không đơn giản chỉ là một bộ trang phục mà còn là hiện thân của văn hóa Hà thành, là sự kết hợp cách tân của văn hóa giữa các vùng miền.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Hà Nội được cho là cái nôi của áo dài cách tân và từ đó đã trở thành hiện thân cho sự duyên dáng của người con gái Việt. “Hà Nội không chỉ là Thủ đô của quốc gia mà trong chừng mực nào đó còn là cái gốc của áo dài cách tân. Từ những bộ cánh truyền thống như áo tứ thân, hai họa sĩ tài hoa Cát Tường, Lê Phổ của Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tiếp thu một vài chi tiết của trang phục phụ nữ phương Tây, sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài cách tân nhằm đáp ứng thị hiếu lãng mạn đương thời. Từ đó, áo dài được thiết kế thanh thoát hơn, khoe được vẻ đẹp của người phụ nữ mà vẫn kín đáo” - nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay.
Một câu chuyện từ cổ điển đến hiện đại về chiếc áo dài được bày ra trước mắt, mang lại xúc cảm vừa quen thuộc, vừa xa lạ. Một lần nữa, Hà Nội lại được tôn vinh, người ta gọi những chiếc áo dài trong lễ hội là những “tà áo dài giữa lòng tháng 10” mộng mơ. |
3. Ngay cả từ việc lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện cũng có nhiều riêng biệt, không phải ở đâu khác, lễ hội được đặt giữa Hoàng thành Thăng Long – di sản văn hóa mang nhiều ý nghĩa. Theo ông Đỗ Đình Hồng – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long là nơi lưu giữ hồn thiêng của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Việc tổ chức sự kiện văn hóa mang tính chất cộng đồng như Festival Áo dài tại không gian này là một trong những phương thức hay để kết nối giá trị di sản, giá trị văn hóa truyền thống với cộng đồng dân cư.
Vì những những bộ áo dài mang tính lịch sử lâu đời, chứa đựng trong nó những câu chuyện văn hóa về Hà Nội, khi được đặt trong không gian này sẽ truyền tải được bản sắc văn hóa của Thủ đô. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc và thu hút được nhiều lượt khách đến với Thủ đô Hà Nội.
4. Ngoài những ý nghĩa đó, “tà áo dài giữa lòng tháng 10” còn là sự mời gọi với những vị khách nước ngoài khi đến với Thủ đô. Nó được coi là “cầu nối”, “sứ giả” trong việc quảng bá du lịch Việt với bạn bè quốc tế. Và việc tổ chức Festival Áo dài hằng năm đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đi xa hơn. Bởi áo dài là một trong những thế mạnh, hình ảnh quốc gia để truyền bá Việt Nam ra tầm thế giới. Theo ông Đỗ Đình Hồng, thay vì phát triển một cách nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ như hiện nay, chúng ta có thể xây dựng một điểm đến của Việt Nam trở thành kinh đô thời trang của khu vực và trên thế giới với áo dài là sản phẩm đặc thù, tiêu biểu.
Trong bối cảnh hiện nay, Thủ đô Hà Nội – một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, với bề dày nghìn năm văn hiến, lượng khách du lịch tăng trưởng ổn định, có thể được nhìn nhận như một trong những điểm đến có điều kiện phù hợp để phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc này. Tổ chức Festival Áo dài Hà Nội 2016 là bước đi chiến lược của Thành phố để tiến gần hơn tới mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thời trang của cả nước và khu vực. NTK Minh Hạnh – Giám đốc sáng tạo của Festival Áo dài Hà Nội 2016, cho rằng: “Hiện nay, chúng ta đang rất thiếu những sản phẩm dành cho du lịch, mà áo dài cũng là sứ giả của văn hoá và du lịch.
Vì thế, để Hà Nội trở thành trung tâm thời trang, qua đó phát triển du lịch thì sự sáng tạo của các NTK phải trở nên thực tiễn hơn. Để chạm được vào sự thay đổi của cuộc sống thì NTK cần có một nền tảng tốt về văn hoá và có sự nhạy cảm dành cho sự thay đổi nhanh chóng của cuộc sống để gắn kết chặt chẽ với người làm du lịch, nhằm tạo ra những bộ áo dài thật sự là sản phẩm du lịch độc đáo”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51