Tình trạng loạn giá xét nghiệm Covid-19, có “lợi ích nhóm” không?
Hôm nay (10/11), Quốc hội chất vấn về lĩnh vực y tế và lao động - thương binh và xã hội 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn trong đợt họp tập trung Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV |
Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Đoàn Bình Thuận) nêu thực tế Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên phân lập được vi rút, năm 2020 sản xuất được kit test và có nước đặt mua, nhưng vừa qua chủ yếu nhập khẩu. Vậy nguyên nhân là gì? Nếu sản xuất được kit test thì đã sử dụng ở đâu, địa phương nào? Giá xét nghiệm sáng nay mới có, vậy trách nhiệm quản lý giá cả của Bộ trưởng thế nào?
Cùng chung ý kiến, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) nêu thực trạng đang có tình trạng loạn giá xét nghiệm Covid-19, mỗi nơi một giá, có nơi 450.000 đồng cho một lần xét nghiệm. Từ đó, đại biểu hỏi có “lợi ích nhóm” không? Tại sao có chuyện này xảy ra, trách nhiệm của Bộ trưởng là gì?.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời chất vấn. (Ảnh: VPQH) |
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam là một trong bốn quốc gia phân lập thành công vi rút và giải trình tự gen vi rút. Bộ Y tế đã quan tâm đầu tư sản xuất sinh phẩm (kit xét nghiệm). "Chúng ta đã hỗ trợ thúc đẩy sản xuất test nhanh kháng nguyên, hiện có hai đơn vị sản xuất cái này. Hai đơn vị chuyển giao từ nước ngoài. Chúng tôi đang thúc đẩy để đảm bảo đủ nhu cầu trong nước. Ngoài ra có hai đơn vị sản xuất được kit kháng thể. Phương châm là làm sao chúng ta sẽ chủ động được kit xét nghiệm", ông Long nói.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, giá cả thiết bị, sinh phẩm phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, thời điểm mua; khi dịch bệnh mới bùng phát, thiếu nguồn cung, các quốc gia tranh mua,... nên giá cao, còn sau khi nguồn cung được mở rộng, giá giảm... Bộ Y tế đã chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm phải công khai, niêm yết giá trên Cổng TTĐT của Bộ để các địa phương tham khảo, quyết định mua sắm...
Đồng thời, Bộ Y tế cũng tăng cường cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu test kit, tạo điều kiện nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mới, mở rộng nguồn cung, hạ giá thành sản phẩm; tăng cường vận động doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các nước tài trợ để bảo đảm đủ số lượng, chất lượng test kit, sinh phẩm,... phục vụ công tác phòng chống dịch;...
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng liên tục điều chỉnh chiến lược xét nghiệm cho phù hợp với từng thời điểm diễn biến dịch bệnh, để triển khai công tác xét nghiệm tiết kiệm, hiệu quả; liên tục có văn bản nhắc nhở các địa phương đảm bảo việc thực hiện đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm theo đúng quy định của pháp luật,...
Cơ bản thống nhất với trả lời của Bộ trưởng Bộ Y tế nhưng đại biểu Phạm Văn Hòa trong phần tranh luận của mình cho rằng, trong thời gian qua, Bộ Y tế dường như buông lỏng giá xét nghiệm. Vì vậy, dẫn đến tình trạng mỗi nơi mỗi kiểu, mỗi địa phương đều có giá khác nhau.
Mặc dù, giá kit xét nghiệm nhập về có chênh lệch giá, doanh nghiệp này nhập vào cao hơn, doanh nghiệp khác thì có thể thấp hơn nhưng Bộ Y tế lại không quản lý giá. Theo đại biểu, đây là một thiếu sót, thời gian qua người dân rất phàn nàn về điều này.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) nêu thực trạng loạn giá xét nghiệm Covid-19 và chất vấn có "lợi ích nhóm" không? (Ảnh: VPQH) |
Trả lời đại biểu về ý kiến này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đối với giá xét nghiệm trong thời gian qua, đặc biệt là giá của sinh phẩm không thuộc mặt hàng quản lý giá theo quy định của Luật Giá và đây chính là điểm khiến cho giá có sự khác nhau.
Theo Bộ trưởng, đối với giá xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế là thực thanh thực chi và mặt khác đối với các đơn vị y tế tư nhân thì không gọi là áp dụng những hình thức quản lý giá đối với các đơn vị này và giá là do đơn vị tự chịu trách nhiệm nhưng phải niêm yết, phải công khai.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là một trong những điều Bộ trưởng cũng như ngành Y tế xin tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để trên cơ sở đó cùng với các đơn vị chức năng đưa ra những hình thức tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc giá xét nghiệm của các đơn vị tư nhân. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương cũng tăng cường việc kiểm tra, giám sát.
Bộ Y tế cũng đã nhận thấy trách nhiệm và đã có triển khai rất quyết liệt, chính thức đưa mặt hàng sinh phẩm xét nghiệm vào mặt hàng về quản lý giá. Tới đây, Bộ trưởng khẳng định, chắc chắn rằng việc giá xét nghiệm sẽ từng bước được điều chỉnh và trên một quan điểm chung là cố gắng hạ được giá xét nghiệm để bảo đảm cho vấn đề thực thi những biện pháp về phòng, chống dịch cũng như bảo đảm hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32