Tín hiệu vui từ các lễ hội

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, lễ hội đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống, tinh thần của người Việt. Trong niềm háo hức của người dân về một mùa lễ hội diễn ra sôi động, an toàn và văn minh, công tác tổ chức lễ hội của TP Hà Nội từ những ngày đầy năm Kỷ Hợi đã có chuyển biến đáng ghi nhận, nhiều lễ hội từng được xem là điểm “nóng” đã đi vào nền nếp, quy củ, hạn chế tối đa các hành vi bạo lực, phản cảm.
tin hieu vui tu cac le hoi Người dân La Phù thức trắng đêm xem lễ hội rước “ông Lợn”
tin hieu vui tu cac le hoi Độc đáo Lễ hội nhảy lửa của người Dao
tin hieu vui tu cac le hoi Lễ hội hoa Anh đào Hà Nội 2019 sẽ có nhiều nét mới

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có gần 8.000 lễ hội lớn, nhỏ trải dài suốt mùa xuân và rải rác khắp mọi miền Tổ quốc. Đa số các lễ hội được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa phần lễ và hội, đan xen giữa tín ngưỡng dân gian, thờ thần hoàng làng, tín ngưỡng phồn thực. Sau một năm với bao công việc bộn bề, vất vả với những lo toan về “cơm, áo, gạo, tiền”, việc tham gia trẩy hội ngày xuân không chỉ khiến khách hành hương giải tỏa những phiền muộn của cuộc sống, được thư giãn với những trò chơi dân gian lành mạnh, được tham quan, thưởng ngoạn mà còn được tìm hiểu về các di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.

TP Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước với khoảng hơn 1.000 lễ hội được tổ chức ngay từ những ngày đầu khai xuân. Cùng với các lễ hội có quy mô hội vùng như: Hội gò Đống Đa, hội Gióng, hội chùa Hương, hội chùa Tây Phương,… nhiều lễ hội còn góp phần khôi phục, tái hiện được những phong tục, tín ngưỡng cổ có giá trị văn hóa sâu sắc lâu đời của người Việt.

tin hieu vui tu cac le hoi
Người dân xếp hàng chờ lên cáp treo tại hội Chùa Hương

Nếu như nhiều năm trước, việc tham gia trẩy hội trở thành nỗi ám ảnh của du khách thập phương khi phải chứng kiến những bất cập trong khâu tổ chức, cảnh tượng chen lấn tại các di tích, hiện tượng “chặt chém”,… xô đẩy, tranh cướp lộc trên các ban thờ khá phổ biến, thì đến nay, những hình ảnh phản cảm này đã vắng bóng, những lễ hội được cho là “điểm nóng” không để xảy ra tình trạng bạo lực lễ hội.

Hằng năm, vào ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch, lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (hay còn được gọi là Lễ hội Gò Đống Đa) lại chính thức được tổ chức. Đây được coi là lễ hội đầu tiên, mở đầu cho mùa lễ hội của TP Hà Nội. Năm 2019 cũng là tròn 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, bên cạnh nghi lễ tưởng niệm, chương trình khai mạc là màn nghệ thuật giàu chất sử thi tái hiện chiến công của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ trong chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

Ngoài ra trong suốt thời gian diễn ra lễ hội là hoạt động văn nghệ truyền thống, trò chơi dân gian. Theo đánh giá của nhiều người dân tham dự, lễ hội năm nay diễn ra trang trọng và có nhiều hoạt động hấp dẫn ở phần hội để phục vụ nhân dân. Trong đó có thể kể đến những màn biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, liên hoan, thi đấu, văn nghệ, thể dục thể thao tại khu vực Công viên Văn hóa Đống Đa và các địa điểm khác tạo một không khí vui tươi, hứng khởi trong ngày đầu năm mới.

TP Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước với khoảng hơn 1.000 lễ hội được tổ chức ngay từ những ngày đầu khai xuân. Cùng với các lễ hội có quy mô hội vùng như: Hội gò Đống Đa, hội Gióng, hội chùa Hương, hội chùa Tây Phương,… nhiều lễ hội còn góp phần khôi phục, tái hiện được những phong tục, tín ngưỡng cổ có giá trị văn hóa sâu sắc lâu đời của người Việt.

Nếu như nhiều năm trước, việc tham gia trẩy hội trở thành nỗi ám ảnh của du khách thập phương khi phải chứng kiến những bất cập trong khâu tổ chức, cảnh tượng chen lấn tại các di tích, hiện tượng “chặt chém”,… xô đẩy, tranh cướp lộc trên các ban thờ khá phổ biến, thì đến nay, những hình ảnh phản cảm này đã vắng bóng, những lễ hội được cho là “điểm nóng” không để xảy ra tình trạng bạo lực lễ hội.

Trong số các lễ hội lớn, nhỏ tổ chức vào đầu xuân ở Hà Nội, có lẽ được người dân quan tâm nhiều nhất là lễ hội Chùa Hương. Bởi lễ hội này mang tầm quy mô quốc gia, kéo dài trong nhiều tháng thu hút hàng triệu du khách tham dự. Tuy nhiên trong nhiều năm liền, lễ hội Chùa Hương khiến nhiều người bức xúc, lên án gay gắt về việc “cò” vé xuồng đò lộng hành, an toàn thực phẩm, văn minh nơi thờ chưa được đảm bảo,… Đến mùa lễ hội năm 2019, theo ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, lễ hội Chùa Hương năm nay đã có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức triển khai, hy vọng hút khách hơn mọi năm. Theo đó, ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương không bố trí điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, đoạn đường hẹp hoặc vực sâu không an toàn, khu vực sân di tích.

Nếu trước kia, người đi hội phàn nàn về việc các quầy hàng ăn uống treo thực phẩm tươi sống phản cảm, mùa lễ hội này Ban tổ chức cấm quảng cáo, tổ chức dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội. Các hộ phải có tủ bảo quản thực phẩm, không treo móc thịt trong tủ và ngoài cửa hàng gây phản cảm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Riêng với đò vận chuyển khách, huyện Mỹ Đức đã tổ chức 4.000 đò hoạt động trên suối Yến, bảo đảm yêu cầu về an toàn đường thủy như phao cho du khách, những hình ảnh lộn xộn như tranh cướp, xô đẩy để giành lộc hay chèo kéo du khách đi đò, đổi tiền lẻ, ăn xin... dọc từ suối Yến lên đến chùa Thiên Trù, động Hương Tích đã không còn.

Cùng với hội Chùa Hương, lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn và quan trọng bậc nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Mùa lễ hội năm nào khu di tích lịch sử đền Sóc cũng thu hút hàng vạn du khách thập phương và phật tử khắp nơi tụ hội. Không chỉ được biết đến là nơi thờ tự Phù Đổng Thiên Vương - một trong tứ bất tử của dân tộc Việt Nam, đền Sóc Sơn cũng được biết đến với tục cướp lộc gây những hình ảnh phản cảm khi mọi người tranh giành cướp lộc, đánh nhau gây thương tích đã tồn tại nhiều năm.

Theo ghi nhận của PV báo Lao động Thủ đô, trong ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng, lễ hội Gióng đền Sóc diễn ra khá bình yên, trật tự và ngăn nắp. Mặc dù khai hội diễn ra đúng ngày nghỉ cuối cùng của dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi lượng khách đổ lễ hội khá đông, một số đoạn đường vào đền tắc nghẽn cục bộ nhưng người dân đi lễ trong trật tự và văn minh. Trong không khí lễ hội sôi nổi, văn minh chị Nguyễn Thị Yến (Sóc Sơn, Hà Nội) hồ hởi cho biết: “Gia đình tôi ở ngay trên địa bàn huyện nên không năm nào tôi bỏ lỡ dịp lễ này.

Trải qua nhiều năm hòa mình vào lễ hội, có thể thấy mùa lễ hội này có nhiều khởi sắc. Hàng quán tổ chức quy củ, không gian lễ hội sạch, đẹp, ý thức chen lấn của người dân được cải thiện. Sau khi lễ hội có sự thay đổi hình thức phát lộc, tình trạng chen lấn, xô đẩy, đặc biệt là việc thanh niên cướp lộc, đã không còn diễn ra. Mọi người chờ đến giờ xin lộc cầu may chứ không tranh giành hỗn loạn nơi cửa thánh như những năm trước”.

Từ những tín hiệu đáng mừng trên, có thể xem đây là những điểm sáng đầu tiên ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội năm 2019 của TP Hà Nội. Đây là kết quả của sự chủ động chuẩn bị nghiêm túc, kỹ càng các phương án nhằm hạn chế tình trạng lộn xộn của các cơ quan quản lý kiên quyết với các hành vi bạo lực, phản cảm, biến tướng trong dịp lễ. Mặt khác, cũng nhờ sự chuyển biến trong ý thức của người đi dự lễ hội cũng góp phần đưa đến nhiều thay đổi trong việc thực hiện nếp sống văn minh.

Bảo Thoa – Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày tháng 10 là khoảnh khắc mà đất trời như hòa quyện trong một bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Mùa thu đã về từ lâu, nhưng tháng 10 luôn là thời điểm mà những đặc trưng của mùa thu Thủ đô trở nên rõ ràng và sâu sắc nhất. Từ những hàng cây vàng rực lá, đến những con phố cổ kính ngập tràn hương hoa sữa, tất cả đều làm nên một Hà Nội đặc trưng của những ngày thu không thể lẫn vào đâu được.
Trách nhiệm với quê hương, đất nước

Trách nhiệm với quê hương, đất nước

(LĐTĐ) Hà Nội - thành phố ngàn năm văn hiến luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ. Mảnh đất ấy ngày càng trở nên tươi trẻ, năng động và phát triển hơn nhờ sự cống hiến tích cực của biết bao thế hệ trẻ. Với lòng nhiệt huyết cùng ý chí vươn lên, thanh niên Thủ đô đang đóng góp không ngừng nghỉ để xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển, đáng sống, thể hiện trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

(LĐTĐ) Với những đóng góp, cống hiến to lớn, đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, ngày 8/10, đồng chí đã được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"; gặp mặt nguyên cán bộ Công an Thành phố thời kỳ kháng chiến chống Pháp và tham gia tiếp quản Thủ đô.
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

(LĐTĐ) Sáng 5/10, tại Hoàng thành Thăng Long, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”.
Xem thêm
Phiên bản di động