Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đơn cử như điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%; xây dựng chính sách tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương. Năm 2024, tiền lương, thu nhập của người lao động tăng, thu nhập bình quân của người lao động hưởng lương đạt khoảng 8,5 triệu đồng/tháng, tăng 1,9 triệu đồng so với năm 2020, đời sống của người lao động có sự cải thiện.
Bộ LĐTBXH cũng triển khai các giải pháp xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định, trong đó tập trung hướng dẫn các địa phương xây dựng Đề án phát triển quan hệ lao động theo yêu cầu của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ đối thoại, thương lượng tập thể; chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời giải quyết những tranh chấp lao động, đình công phát sinh, góp phần giữ ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp năm 2024 cơ bản giữ được sự hài hòa và ổn định, số cuộc đình công giảm. Năm 2024, cả nước xảy ra 49 cuộc đình công.
Nhìn lại chặng đường gần 10 năm (giai đoạn 2016 – 2024), Bộ LĐTBXH cho biết, các chủ trương, đường lối của Đảng về quan hệ lao động và tiền lương ngày càng được hoàn thiện.
Lương tối thiểu được điều chỉnh hằng năm giúp đời sống người lao động được cải thiện. Ảnh minh họa. |
Hệ thống chính sách, pháp luật về quan hệ lao động và tiền lương được sửa đổi, bổ sung ngày càng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong đó đặc biệt là Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã thể chế hóa đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng và tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia; từ đó, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện đúng các nguyên tắc của quan hệ lao động trong kinh tế thị trường, bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích cho các bên.
Quan hệ lao động, tiền lương ghi nhận nhiều phát triển vượt bậc; tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể dần đi vào thực chất hơn.
Các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động được củng cố, kiện toàn; cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công từng bước được chuyển đổi, số cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình công giảm dần.
Đáng chú ý, trong giai đoạn này, lương tối thiểu được định kỳ điều chỉnh với tốc độ tăng bình quân 5,96%/năm, tiền lương bình quân của lao động làm công hưởng lương tăng bình quân 6,57%/năm; đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện.
Trong năm 2025, ngành LĐTBXH sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Trong đó, tiếp tục cải cách tiền lương trong khu vực sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW; tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới theo tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW.
Cùng với đó, ngành hướng dẫn, hỗ trợ các bên triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách lao động, tiền lương, đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể thực chất; kiện toàn hệ thống giải quyết tranh chấp lao động, đặc biệt là hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương xây dựng và triển khai Đề án phát triển quan hệ lao động, bảo đảm 100% địa phương hoàn thành xây dựng Đề án vào năm 2025 theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, ngành LĐTBXH tăng cường công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện pháp luật lao động, tiền lương và quan hệ lao động tại một số địa phương, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai cựu Giám đốc trung tâm đăng kiểm lĩnh án vì tội nhận hối lộ
Quận Thanh Xuân: Thực hiện hiệu quả công tác đối thoại, xây dựng quan hệ lao động hài hòa
Ngày mai (8/1), đường gom Đại lộ Thăng Long lưu thông một chiều
TP.HCM: Sẵn sàng phục vụ đi lại tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về việc giáo viên chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Tin khác
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội
Đời sống 27/12/2024 19:40
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30