Tiếp tục bứt phá để xứng đáng là Thủ đô của cả nước

(LĐTĐ) Những ngày này, cùng với cả nước, nhân dân Thủ đô Hà Nội đã và đang ra sức thi đua sôi nổi trên mọi lĩnh vực, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ của năm 2019, tạo tiền đề hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong nhiệm kỳ 5 năm (2015 - 2020), tiếp tục khẳng định vị thế của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
tiep tuc but pha de xung dang la thu do cua ca nuoc Tăng tốc, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
tiep tuc but pha de xung dang la thu do cua ca nuoc Cần bứt phá để tiếp tục là đầu tàu về kinh tế
tiep tuc but pha de xung dang la thu do cua ca nuoc Giá vàng hôm nay 18/2: Chạm đỉnh cao, tiếp tục bứt phá

Kinh tế duy trì đà tăng trưởng ổn định

44 năm (30/4/1975 – 30/4/2019) không phải là dài so với lịch sử phát triển của Thủ đô và đất nước, nhưng đây là một giai đoạn đặc biệt quan trọng tạo dựng thế và lực mới cho Thăng Long - Hà Nội cùng cả nước tiến bước mạnh mẽ, tự tin trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

tiep tuc but pha de xung dang la thu do cua ca nuoc
Hà Nội những năm 80 bó hẹp trong không gian hẹp.

Sau khi giải phóng miền Nam, non song thu về một mối, mặc dù trong bối cảnh chịu tác động của suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới song cùng với cả nước, Hà Nội đã phát triển vượt bậc về mọi mặt, diện mạo Thủ đô đã thay đổi nhanh chóng, có một vị thế mới và một tầm cao mới. Kinh tế của Hà Nội tăng trưởng cao, có đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Đơn cử như năm 2018, tất cả 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,56% (cách tính mới là 7,37%) tăng cao hơn so với năm 2017 (tăng 8,48%); Quy mô GRDP ước đạt 904.460 tỷ đồng theo cách tính mới (tương đương với 39,324 tỷ USD); GRDP/người đạt 113 triệu đồng, tương đương với 4.910 USD.

tiep tuc but pha de xung dang la thu do cua ca nuoc
Sau 44 năm Hà Nội đã vươn lên trở thành đô thị có kết cấu hạ tầng tốt nhất cả nước. Ảnh: M.P

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Các lĩnh vực thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại tiếp tục được Thành phố khuyến khích phát triển. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chất lượng nông sản được cải thiện, hệ thống chuỗi liên kết tiêu thụ được mở rộng.

Chỉ tính trong quý I/2019, báo cáo của UBND thành phố Hà Nội cho biết, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, kinh tế thành phố Hà Nội đạt được mức tăng trưởng khả quan. Cụ thể, GRDP tăng 6,99% (cùng kỳ năm 2018 tăng 6,98%).

tiep tuc but pha de xung dang la thu do cua ca nuoc

Ngành du lịch Thủ đô tiếp tục được tập trung phát triển, khách du lịch quốc tế có lưu trú đạt 1,32 triệu lượt, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2018; tổng thu từ khách du lịch tăng 32%; công suất sử dụng phòng khách sạn bình quân đạt 74,9%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 68.100 tỷ đồng, tăng 30,3% (cùng kỳ năm 2018 tăng 12,3%).

Chi ngân sách được thực hiện đúng quy định, tiếp tục tái cơ cấu các khoản chi theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển. Chi ngân sách địa phương đạt 12.007 tỷ đồng, đạt 11,9% dự toán, trong đó chi thường xuyên 8.728 tỷ đồng.

Tại Hội nghị lần thứ mười tám Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI diễn ra ngày 10/4/2019, các đại biểu cũng đã thẳng thắng chỉ rõ những tồn tại hạn chế cũng như khó khăn, thách thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội; đồng thời nêu một số giải pháp đồng bộ để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.

Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã bày tỏ tin tưởng: Với tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết đồng lòng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị quý II và 9 tháng còn lại năm 2019, góp phần hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố và chuẩn bị tốt về mọi mặt để tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, tiến tới Đại hội XIII của Đảng.

Đi liền đó, môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội từng bước được cải thiện và có chuyển biến rõ rệt, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư trên địa bàn Thủ đô. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, thu hút đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 4,04 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2018 (399,8 triệu USD), trong đó, đầu tư trực tiếp đạt 110,71 triệu USD; góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trị giá 3,93 tỷ USD. Đây là động lực cho tăng trưởng của Hà Nội cũng như góp phần vào chỉ tiêu thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước.

Thông qua hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài, Hà Nội đã tiếp nhận được một số công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế quan trọng, góp phần làm tăng giá trị sản lượng, tăng năng suất lao động và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội năm 2018 đã tăng 4 bậc so với năm 2017, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố và về đích sớm hai năm so với mục tiêu nhiệm kỳ. Hà Nội ở trong tốp 10 địa phương có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước.

Khẳng định vị thế trên nhiều lĩnh vực

Cùng với phát triển kinh tế, công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được Thành phố đẩy mạnh. Tính đến nay, Thành phố đã có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức). Có thêm 4 huyện cơ bản hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 83,9%, về đích sớm 2 năm.

Đời sống vật chất và tinh thần nông dân Thủ đô được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tiếp tục tăng lên, năm 2008 đạt 8 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 46 triệu đồng, gấp trên 5,4 lần so với thời kỳ đầu hợp nhất. Với kết quả này, Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ của Thành phố tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm. Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 66,2% - hoàn thành sớm 2 năm so với kế hoạch. Học sinh Hà Nội đạt thành tích ấn tượng tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế với 132 giải quốc gia và gần 200 giải quốc tế.

Công tác chăm sóc y tế cũng có nhiều tiến bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ y tế các cấp, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Phát triển mạng lưới y tế cơ sở, xây dựng các trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. An sinh xã hội được đảm bảo, các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh dự kiến còn 1,16%, giảm 0,5% so với năm trước, vượt kế hoạch (0,4%) và về đích trước 2 năm mục tiêu Đại hội (dưới 1,2% vào năm 2020).

Thành phố cũng xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình về công tác lao động, việc làm. Trong năm 2018, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 190 nghìn người; đào tạo nghề cho khoảng 200 nghìn lượt người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,18%, vượt kế hoạch (62%).

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, động lực phát triển, Hà Nội luôn quan tâm chăm lo giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phong phú, đa dạng để quá trình hòa quyện, kết tinh, lan tỏa thấm sâu vào đời sống xã hội. Tỷ lệ tổ dân phố, làng, gia đình văn hóa tăng; tổ chức việc cưới, việc tang ngày càng phù hợp với nếp sống văn minh.

Đặc biệt, 2 Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa ở các cơ quan và nơi công cộng sau một thời gian triển khai đã được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân hưởng ứng thực hiện. Một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc, 82 bia tiến sĩ triều Lê - Mạc...; Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt...).

Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị được lãnh đạo Thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt. Cùng với đó chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc; trật tự an toàn xã hội chuyển biến tốt hơn; đối ngoại, hội nhập được mở rộng và tăng cường.

Thống kê đến nay, Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 thủ đô, thành phố của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt bầu không khí phấn khởi, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã lan tỏa trong xã hội, khẳng định niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ, chính quyền Thành phố.

Cùng với sự phát triển chung của thành phố Hà Nội, trong những năm qua phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn Thủ đô cũng có nhiều đổi mới hiệu quả; đặc biệt đời sống của công nhân, viên chức, lao động được cải thiện và nâng cao. Tổ chức Công đoàn các cấp có nhiều hoạt động để chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Hàng năm, LĐLĐ Thành phố tổ chức hàng trăm chuyến xe miễn phí, đưa công nhân lao động ở xa về quê đón Tết cùng gia đình; UBND Thành phố và LĐLĐ Thành phố tặng hàng ngàn suất quà cho công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều năm qua, từ nguồn “Quỹ Xã hội công đoàn” và các nguồn hỗ trợ khác, LĐLĐ Thành phố đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa hàng trăm “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn về nhà ở…

Nhìn lại chặng đường đã qua với những miệt mài vượt khó, cùng những thành tựu nổi bật càng thêm hiểu và trân quý những thành tựu toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đạt được, để từ đó mỗi chúng ta càng tự vun đắp niềm tin, thêm tự hào về hào khí Thăng Long nghìn năm văn hiến.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chức năng, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các đơn vị huy động 100% quân số, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm có thể gây tai nạn giao thông, qua đó đã góp phần kiềm chế tai nạn trên cả 3 tiêu chí.
Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

(LĐTĐ) Theo Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tỉnh này đã đón và phục vụ khoảng 950 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.
Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

(LĐTĐ) Chiều 1/5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử lý xe khách 26 chỗ "nhồi nhét" 57 người. Đáng chú ý, tài xế trên xe còn vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,099 mg/L khí thở.
Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Làm việc tại bộ phận thiết bị và môi trường của Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long đến nay đã 10 năm, anh Dương Văn Huân luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến cải tiến có giá trị làm lợi cho doanh nghiệp và góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ (27 - 30/4), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lập biên bản 5.876 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó, có 1.926 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Tin khác

Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

(LĐTĐ) Hiện nay, việc phát triển Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, ĐMTMN có những đặc điểm riêng cần được lưu ý trong quá trình phát triển, cũng như trong quá trình xây dựng các chính sách, chiến lược về năng lượng nói chung. Trong đó, ảnh hưởng của ĐMTMN đối với vận hành hệ thống điện là những vấn đề cần sự đánh giá sát sao.
Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

(LĐTĐ) Trước diễn biến của giá xăng dầu thế giới, theo dự báo của các chuyên gia, giá xăng ngày 2/5 dự báo sẽ được điều chỉnh tăng theo xu hướng giá xăng dầu thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng nhẹ từ 50 - 90 đồng/lít.
Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới trong những ngày qua lao dốc do chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD, hiện đang đứng ở mức 2.285 USD/ounce. Trong nước, giá vàng chững trong các ngày nghỉ lễ. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau:
Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5), nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

(LĐTĐ) Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/4, trong tháng 4/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân khiến CPI tăng được cho là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới.
Vì sao điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư phát lên lưới điện với giá 0 đồng?

Vì sao điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư phát lên lưới điện với giá 0 đồng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp. Trong đó, nội dung nhận được sự quan tâm đó là đề xuất, nếu sản lượng điện của loại hình điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư được phát vào hệ thống điện quốc gia, thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán.
Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

(LĐTĐ) Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 4 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Người mua vàng lỗ nặng nếu đầu tư kiểu “lướt sóng”

Người mua vàng lỗ nặng nếu đầu tư kiểu “lướt sóng”

(LĐTĐ) Những ngày gần đây, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn được các công ty kinh doanh vàng bạc bán ra ở mức cao, tuy nhiên, giá mua vào lại chênh lệch với giá bán ra tương đối lớn. Nhiều người than thở bị lỗ nặng khi bán ra.
Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

(LĐTĐ) Những ngày đầu mùa hè, nền nhiệt độ ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là tại Hà Nội đã xuất hiện nền nhiệt độ nắng nóng kéo dài. Trong đó, nhiều khu vực nhiệt độ đã lên tới hơn 40 độ C. Do vậy, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu tìm đến cửa hàng điện máy để mua sắm thêm các thiết bị điện máy để làm mát, khiến thị trường thiết bị làm mát đầu hè trở nên sôi động hơn.
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động