“Tiếp sức” cho đặc sản vùng miền qua chương trình xúc tiến thương mại

Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm, tạo cầu nối liên kết giao thương cho các sản phẩm nông sản, đặc sản vùng miền tại Hà Nội thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, không chỉ các đơn vị, doanh nghiệp có cơ hội tăng cường quảng bá giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người dân Thủ đô, kết nối với doanh nghiệp trong và ngoài nước, mà người tiêu dùng còn được tiếp cận với nguồn hàng hóa chất lượng, an toàn.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng Hơn 70 gian hàng tham gia Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Cầu nối cho các sản phẩm vùng miền

Trong bối cảnh đầu ra cho nông sản, đặc sản địa phương còn gặp nhiều khó khăn thì giải pháp kết hợp kênh bán hàng truyền thống với thương mại điện tử, liên kết và đẩy mạnh xúc tiến thương mại… là yếu tố sống còn giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng, miền.

“Tiếp sức” cho đặc sản vùng miền qua chương trình xúc tiến thương mại
Các chương trình xúc tiến thương mại trở thành cầu nối cho nông sản, đặc sản vùng miền đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tại Thủ đô cũng như các doanh nghiệp, hợp tác xã tại các tỉnh, thành trong việc tăng cường liên kết giao thương, mở rộng kênh bán hàng… thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đẩy mạnh việc kết nối cung cầu qua các chương trình xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, đặc sản, các sản phẩm OCOP địa phương. Nhờ đó, nhiều nông sản, đặc sản vùng miền đã có cơ hội giới thiệu, quảng bá đến với người tiêu dùng Thủ đô, đồng thời, có thêm những có hội đưa nông sản, đặc sản vùng miền vào các hệ thống phân phối hiện đại, thậm chí, vươn mình ra thị trường thế giới.

Là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng các sản phẩm OCOP với hơn 2.711 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 1.220 sản phẩm 3 sao, trở thành điểm sáng và đi đầu của cả nước trong phát triển Chương trình OCOP. Không chỉ chú trọng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP tại Thủ đô, Hà Nội còn quan tâm hỗ trợ các chủ thể trên khắp cả nước giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản an toàn.

Cụ thể, thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP như: Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn; Tuần hàng nông sản, trái cây và đặc sản các tỉnh, thành phố… mỗi tuần hàng, hội chợ đều thu hút hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố như: Hà Tĩnh, Hà Giang, Yên Bái, Khánh Hòa, Lào Cai, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Sơn La, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên tham gia. Hầu hết các đơn vị đều đánh giá cao việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại của Hà Nội, bởi qua đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã kết nối được nhiều khách hàng, tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình.

“Tiếp sức” cho đặc sản vùng miền qua chương trình xúc tiến thương mại
Chị Nguyễn Thị Minh Thùy - Giám đốc Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh (áo xanh) đang giới thiệu, quảng bá trực tiếp sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng Thủ đô.

Là đơn vị thường xuyên tham gia các tuần hàng, hội chợ kết nối tiêu thụ nông sản các địa phương tại Hà Nội, chị Nguyễn Thị Minh Thùy, Giám đốc Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh (Bắc Giang) cho biết, hiện, hợp tác xã đã có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP là vải sấy khô và trà hoa cúc chi. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nên việc tìm đầu ra cho sản phẩm của hợp tác xã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ các chương trình xúc tiến thương mại do Hà Nội tổ chức, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã có thêm kênh phân phối giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và được người tiêu dùng rất hài lòng.

“Khi tham gia các hội chợ, tuần hàng do thành phố Hà Nội tổ chức, chúng tôi đã tìm thêm được nhiều đối tác, các đại lý, cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch... để ký kết hợp tác, phân phối sản phẩm lâu dài, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn rất nhiều. Đây còn là cơ hội để chúng tôi giới thiệu sản phẩm nông sản, đặc sản của địa phương Bắc Giang trực tiếp với người tiêu dùng Thủ đô”, chị Thùy chia sẻ.

Tạo chuỗi phát triển bền vững

Hiện nay, trong bối cảnh đầu ra cho nông sản, đặc sản địa phương còn gặp nhiều khó khăn, công tác xúc tiến thương mại đã được các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc. Vì thế, bên cạnh các chương trình tuần hàng, hội chợ, xây dựng điểm bán các sản phẩm OCOP, thời gian qua, thành phố Hà Nội còn tổ chức chuỗi các hoạt động Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Thành phố, Chương trình “Festival nông sản Hà Nội”… Những hoạt động này góp phần quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tới người tiêu dùng Thủ đô cũng như du khách trong nước và quốc tế.

“Tiếp sức” cho đặc sản vùng miền qua chương trình xúc tiến thương mại
Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với các chương trình hội chợ, tuần hàng giới thiệu nông, đặc sản vùng miền.

Các sự kiện được các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đánh giá là hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp quan trọng, và là cơ hội để các đơn vị tham gia quảng bá sâu rộng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến mục tiêu mở rộng thị trường và phát triển bền vững.

Đồng hành cùng các đơn vị, doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm vùng miền qua các chương trình xúc tiến thương mại, ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, cho biết, Trung tâm đã hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng tập trung vào thị trường trong nước với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam”; tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, tôn vinh sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn từ đó góp phần tác động tích cực đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản theo hướng sinh thái, bền vững, áp dụng công nghệ cao.

“Người tiêu dùng hiện nay không chỉ mua hàng qua kênh thương mại truyền thống mà còn đẩy mạnh tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội… Vì vậy, tại các hội chợ, phiên chợ nông sản, các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã cần tập trung nhiều vào hoạt động livestream bán nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok và các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, các sản phẩm nông sản, đặc sản các tỉnh, thành phố sẽ tạo được sự lan tỏa rộng khắp đến người tiêu dùng cả nước”, ông Nguyễn Ánh Dương chia sẻ.

“Tiếp sức” cho đặc sản vùng miền qua chương trình xúc tiến thương mại
Doanh nghiệp, hợp tác xã tại các tỉnh, thành phố tận dụng tối đa lợi ích từ các chương trình xúc tiến thương mại do thành phố Hà Nội tổ chức để giới thiêu, quảng bá sản phẩm địa phương.

Cũng đề cập đến vai trò của Sở Công Thương trong việc đồng hành, hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô, ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản các địa phương vào hệ thống các siêu thị; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP như triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, trưng bày, kết nối trên các sàn giao dịch thương mại điện tử... cho các sản phẩm OCOP.

Cùng với đó, Sở Công Thương đã thường xuyên cung cấp thông tin, giới thiệu danh sách trên 2.200 sản phẩm OCOP Hà Nội đã được đánh giá, phân hạng đến các doanh nghiệp, siêu thị, Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP… của Hà Nội và các tỉnh, thành phố để tổ chức kết nối, tiêu thụ, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị có sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô.

Song song đó, Sở tổ chức hoạt động bán hàng lưu động, các phiên chợ Việt, hội chợ hàng Việt, tuần hàng Việt, tuần sản phẩm OCOP, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm Việt; các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt, Sở tổ chức hội nghị liên kết, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các kênh phân phối, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP…

Với việc thành phố Hà Nội và các đơn vị, ban, ngành của Thành phố đã chủ động triển khai các biện pháp xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, đặc sản của Thủ đô nói riêng và các vùng miền nói chung tại Hà Nội, sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho đa số người tiêu dùng Việt Nam trong việc ưu tiên lựa chọn và sử dụng hàng hóa do các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã… trong nước sản xuất. Từ đó, nâng cao giá trị thương hiệu Việt và tạo đầu ra bền vững cho nông sản, đặc sản vùng miền.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Chiều ngày 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã làm rõ thông tin “học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày” đang gây xôn xao dư luận.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Liên quan tới kết quả tăng trưởng GDP quý 1 và cả năm 2025, kết quả thu hút FDI, tại buổi Họp báo chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Thành Trung đã có thông tin với báo chí.
Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Chiều 6/4, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bội Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp sắp tới và các chế độ đối với người bị ảnh hưởng sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy theo mô hình mới.
Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết Chính phủ đã có những giải pháp sáng tạo, chủ động, kịp thời, thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.
Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 6/4, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình làm rõ các chế tài xử lý nghiêm những người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật thời gian qua.
Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng

Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy, nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là thị trường duy nhất.

Tin khác

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Cùng với việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững; thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.
Lời xin lỗi “leo lẻo” từ miệng người nổi tiếng

Lời xin lỗi “leo lẻo” từ miệng người nổi tiếng

Thời gian qua, việc các doanh nghiệp sử dụng nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng lớn với công chúng (KOLs) để quảng bá sản phẩm, dịch vụ không phải là chuyện quá xa lạ. Tuy nhiên, không ít người vì lợi ích mà bỏ qua giá trị đạo đức, giá trị nghề nghiệp để thổi phồng, quảng cáo sai sự thật công dụng sản phẩm… Đáng nói, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh, nên người trước vừa “xin lỗi”, người sau vi phạm cũng… “xin lỗi”.
Bộ Công Thương lên tiếng về nghi vấn đồ chơi Baby Three in hình giống “đường lưỡi bò"

Bộ Công Thương lên tiếng về nghi vấn đồ chơi Baby Three in hình giống “đường lưỡi bò"

Ngày 12/3, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Công văn số 44/TTTN-NV, gửi Chi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng đồ chơi có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động